Tiếp theo chủ đề những sai lầm thường gặp khi sinh viên mới tốt nghiệp làm CV, Website kiếm việc CareerLink.vn chia sẻ tiếp 5 sai lầm tiếp thường gặp.
Đánh giá thấp các kinh nghiệm khác
Khi viết CV, chúng ta thường nghĩ cần chọn lọc những điều cần thiết, không đi lạc hướng và không muốn đi chi tiết vào các công việc khác có vai trò khiêm tốn hơn, công việc tình nguyện hay các hoạt động xã hội. Tuy nhiên hoàn toàn không phải như vậy.
Bạn đã từng là chủ nhiệm CLB hay một tổ chức xã hội nào đó trong trường học? Bản thân điều đó có thể không được đáng chú ý, nhưng nếu dưới sự lãnh đạo của bạn, tổ chức đạt được một thành tựu nào đó thì điều đó cũng rất được nhà tuyển dụng lưu tâm. Bạn đã từng làm việc bán thời gian ở một nhà hàng trong quá trình học? Điều này cho thấy bạn có khả năng cân bằng được giữa việc học tập và công việc. Nếu bạn sáng tạo ra một dòng sản phẩ mới và tăng thêm được doanh thu thì đây quả là một thành tựu thú vị đáng để bạn làm nổi bật.
Việc không bỏ lơ những kinh nghiệm trước đó cho thấy bạn có những đặc điểm tính cách kỹ càng mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở những ứng viên mới tốt nghiệp. Những kinh nghiệm này cũng cho thấy bạn là người làm việc chăm chỉ và có kỹ năng làm việc nhóm hòa hợp.
Sử dụng từ ngữ không rõ ràng
Những người tìm việc mới tốt nghiệp thường bị nhận xét là viết CV với ngôn ngữ rất mơ hồ. Chúng ta đều thích nghĩ theo hướng rằng chúng ta thích tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, đam mê làm việc trong lĩnh vực này; nhưng điều quan trọng là những minh chứng của chúng ta cần phải thể hiện những phẩm chất phù hợp với công việc đó.
Bạn có thể đánh số để xác định số lượng thành tựu của bạn, đồng thời thể hiện bằng những dòng ngắn để hiển thị những phẩm chất phù hợp với công việc ứng tuyển tương ứng với thành tựu đó.
Ngôn ngữ buồn tẻ
“Chịu trách nhiệm cho…” và “bổn phận để…” là những từ không nên dùng trong CV.
Sử dụng những ngôn ngữ uyển chuyển, phù hợp, sử dụng các động từ chính xác và mạnh mẽ cũng là một trong những điểm thú vị thu hút nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên tránh dài dòng, các hình thức thụ động hoặc để các thông tin cơ bản quá nhiều.
Nêu các chi tiết không cần thiết
Khi bạn đã trải qua nhiều công việc, sắp xếp các công việc theo ngày thường không cần thiết và thưởng chỉ làm nhiễu thông tin hơn mà tôi. Bạn nên tập trung vào những điểm nổi bật và thể hiện sự ảnh hưởng của bạn trong những công việc mà bạn đã trải qua. Nếu bạn từng có một công việc trong mùa hè ở một quán cà phê, các nhiệm vụ có thể dễ dàng đươc dự đoán và không cần phải ghi rõ trong mau don xin viec CV của bạn. Nhà tuyển dụng không quan tâm bạn đã phục vụ được bao nhiêu người, làm vào ca nào,… hay những thứ đại loại như vậy.
Đôi khi cũng cần một số ngữ cảnh. Ví dụ, bạn có thể cần thể hiện thêm các thông tin công ty mà bạn đã từng làm việc để cung cấp cho một ý tưởng hoặc phạm vi vai trò của bạn trong công ty đó. Bạn có thể thử nghiệm điều này bằng cách đặt các thông tin này trong một phông chữ nhỏ hơn dưới tên công ty. Điều đó sẽ giúp bạn có thông tin, chi tiết thú vị.
Thiếu keywords
Nếu bạn nộp đơn online, CV của bạn sẽ cần có một số từ khó chính xác trước khi được qua vòng tiếp theo. Các từ khóa là những cụm từ chi tiết về công việc, những từ bao gồm trình độ cụ thể, lĩnh vực chuyên môn hay những lĩnh vực liên quan. Kiểm tra mô tả công việc để xác định những gì bạn đang có và chắc chắn rằng bạn có những điều đó một các tự nhiên, phù hợp với CV của bạn.
Nguồn: Careerlink.vn - Việc làm hải phòng
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-sai-lam-trong-cv-cua-sinh-vien-moi-tot-nghiep-phan-2-a73399.html