Nối tiếp phần 1, hãy xem xét các điểm cần lưu ý tiếp theo khi viết Sơ yếu lý lịch để tìm việc nhanh.
5. Hãy chia và viết nội dung công việc thành các mục nhỏ
Hãy lồng vào phần tóm tắt kinh nghiệm làm việc những nội dung chi tiết hơn.
Nếu bạn chia các nội dung cần truyền đạt thành các mục nhỏ thì nó sẽ trở thành 1 bản tóm tắt và người đọc có thể nhận ra ngay lập tức.
Ví dụ về nội dung công việc:
* Lý lịch làm việc:
- Tháng 9 năm 2008: Được tuyển vào công ty, làm việc tại bộ phận nhân sự
- Tháng 3 năm 2011: Thăng chức lên trưởng phòng nhân sự (với 3 nhân viên cấp dưới)
* Công việc phụ trách:
- Tuyển dụng: phụ trách đăng quảng cáo tìm người, quản lý việc ứng tuyển, phỏng vấn, quản lý công ty giới thiệu nhân lực
- Lập các phương án nghiên cứu đào tạo (đào tạo các nhân viên mới, quản lý các thực tập sinh)
- Xây dựng, chỉnh sửa các quy định và chế độ nhân sự (Nêu rõ các quy định, chế độ chính đã xây dựng)
- Phát triển chế độ đánh giá nhân viên (Nêu quá trình nâng cấp)
6. Hãy viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc và thành tích
Đây là điểm quan trọng nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của bạn. Hãy cố gắng viết một cách khách quan và đưa ra những số liệu, sự kiện một cách cụ thể. Tránh việc quá phô trương hay PR quá mức.
Ví dụ:
* Thành tích:
- Thực hiện được việc nâng cấp và phát triển chế độ đánh giá nhân viên
- Hoàn thành các văn bản hướng dẫn để đào tạo nhân viên thực tập
- Năm 2011: tuyển 12 người có kinh nghiệm làm việc (hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra)
* Kinh nghiệm quản lý:
- Với vị trí trưởng phòng nhân sự, phụ trách 3 nhân viên cấp dưới. Đối với mỗi người, thiết lập nhiệm vụ và chỉ tiêu cho mỗi tháng, hướng dẫn họ để có thể hoàn thành chỉ tiêu đó.
7. Khi viết về lý do nghỉ việc, đừng viết 1 cách phủ định, hãy viết 1 cách tích cực
Nếu bạn viết về những bất mãn đối với những quy định, chế độ đãi ngộ của công ty nơi bạn đã làm việc thì sẽ gây một ấn tượng mang tính phủ định đối với nhà tuyển dụng. Nếu tự bạn nghỉ việc thì hãy nhấn mạnh đến những lý do tích cực khiến bạn đã chuyển việc hoặc muốn chuyển việc.
Ví dụ:
*Lý do chuyển việc:
Công việc hiện nay của tôi chủ yếu chỉ liên quan đến vấn đề tuyển dụng. Tôi muốn có thời gian làm thêm một số công việc để có thể tích lũy nhiều hơn các kinh nghiệm khác trong lĩnh vực nhân sự như công việc điều chỉnh chế độ nhân sự,… Vì vậy, tôi đã quyết tâm chuyển việc.
8. Hãy viết về mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp chính là một phần quan trọng giúp bạn PR bản thân trước nhà tuyển dụng, hãy cho họ thấy những điểm mạnh mà bạn đã gặt hái được qua những kinh nghiệm làm việc từ trước tới nay: Bạn đã làm những công việc gì? Và bạn dự định phát huy những kinh nghiệm đó tại doanh nghiệp đang tuyển dụng như thế nào? Bạn hãy chia mục tiêu nghề nghiệp thành một vài mục nhỏ và đặt tiêu đề cho mỗi mục. Làm như vậy, bạn đã có thể khiến cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn muốn PR điều gì.
Ví dụ:
* Mục tiêu nghề nghiệp:
- Phát huy kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự trong 4 năm làm việc (công việc chính là tuyển dụng nhân sự):
4 năm qua, tôi đã làm rất nhiều việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tuyển dụng. Và tôi muốn phát huy những kinh nghiệm thu được qua quá trình này trong công việc sắp tới.
- Muốn làm rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự nói chung:
Tôi muốn được làm và thử sức mình đối với rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự, từ việc liên quan đến tuyển dụng đến những công việc như thiết lập, xây dựng chế độ nhân sự, người lao động,…
Nguồn : Careerlink.vn -Việc làm đồng nai
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-diem-can-luu-y-khi-viet-so-yeu-ly-lich-phan-2-a72442.html