+Aa-
    Zalo

    Ý nghĩa của việc thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày 29/5, ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan đã thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEC).

    Ngày 29/5, ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan đã thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEC). 
    Ý nghĩa của việc thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu

    Nguyên thủ của ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan tại lễ ký kết thỏa thuận thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu ở  Astana

    Theo đài Tiếng nói nước Nga, thỏa thuận tương ứng đã được nguyên thủ của ba quốc gia ký kết tại Astana. Cho đến cuối năm 2014, quốc hội ba nước sẽ phê chuẩn hiệp ước và từ ngày 1/1/2015, Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ bắt đầu hoạt động đầy đủ.
    Hiệp ước về Liên minh kinh tế Á-Âu được ký kết ngày 29/5 đã đưa Nga, Kazakhstan và Belarus lên một cấp độ hội nhập hoàn toàn mới, trong khi vẫn bảo tồn toàn vẹn chủ quyền quốc gia của mình.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: “Chúng tôi bảo đảm sự hợp tác và phối hợp kinh tế mật thiết, chặt chẽ hơn. Hôm nay chúng tôi cùng tạo ra một trung tâm phát triển kinh tế mạnh mẽ và hấp dẫn, một thị trường lớn trong khu vực, nơi tập hợp hơn 170 triệu người. Liên minh của chúng tôi sở hữu trữ lượng rất lớn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả dự trữ năng lượng, với tỉ lệ chiếm gần 20\% trữ lượng khí đốt và gần 15 \% trữ lượng dầu của toàn thế giới. Bộ ba chúng tôi có ngành công nghiệp phát triển, tiềm năng mạnh mẽ vể văn hóa và con người. Vị trí địa lý cho phép chúng tôi thành lập những tuyến đường vận chuyển hậu cần thuận lợi, không chỉ mang ý nghĩa khu vực mà cả trên toàn cầu, kết nối về mình những dòng chảy thương mại lớn của Châu Âu và Châu Á”.
    Các thành viên EAEC sẽ thực hiện chính sách phối hợp trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế là ngành năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Công dân của các nước thuộc Liên minh Á-Âu sẽ có thể làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong phạm vi EAEC mà không phải qua những thủ tục quan liêu phức tạp không cần thiết. Các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với thị trường dịch vụ chung. Tại thời điểm khi nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng khủng hoảng kéo dài, hoạt động chung trong khuôn khổ một tổ chức hiệp hội lớn của khu vực sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
     Giám đốc Viện các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) ông Konstantin Zatulin tin tưởng: “Không ai nghi ngờ gì về tầm quan trọng của liên minh này cao hơn nhiều so với vai trò của từng quốc gia riêng biệt. Điều này có nghĩa rằng những thành viên tham gia liên minh cùng đồng tình, từ những quan điểm lập trường phối hợp, sẽ có thể tiến hành đàm phán với các hiệp hội kinh tế khác trên thế giới. Nói theo nghĩa bóng, điều đó làm tăng vốn hóa của họ”.
    Với việc tăng cường hội nhập kinh tế trong không gian giữa EU và khu vực Châu Á đang phát triển nhanh chóng, các thành viên của EAEC đã thành lập một khối kinh tế mới, có khả năng đem lại một định dạng bình đẳng hơn và đa trung tâm cho nền kinh tế thế giới. Trên thực tế, đó sẽ là khu vực tự do thương mại giữa Châu Âu và Châu Á. Đồng thời, EAEC sẽ là một cấu trúc mở và bất cứ quốc gia nào, không chỉ những nuớc thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập hay Liên minh Hải quan, đều có thể tham gia.
     Hiệp ước về việc thành lập EAEC vừa được ký kết, Armenia và Kyrgyzstan đã bày tỏ mong muốn được cùng tham gia. Ý định thành lập khu vực thương mại tự do giữa EAEC và Việt Nam cũng đã được ghi nhận. Trung Quốc dự định tăng cường hợp tác với liên minh EAEC trong việc trao đổi thông tin hải quan đối với hàng hóa và dịch vụ. Trong khi đó, Ấn Độ và Israel cũng yêu cầu thiết lập chế độ thương mại ưu đãi với EAEC.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/y-nghia-cua-viec-thanh-lap-lien-minh-kinh-te-a-au-a34943.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nga sắp bán cho Trung Quốc Su-35, S-400

    Nga sắp bán cho Trung Quốc Su-35, S-400

    (ĐSPL) - Báo chí Hong Kong đưa tin Trung Quốc sắp mua một số lượng lớn vũ khí tiên tiên của Nga, trong đó có “siêu chiến đấu cơ” Su-35, tên lửa phòng không S-400.