+Aa-
    Zalo

    Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch lái xe

    (ĐS&PL) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành Chỉ thị 05/CT-BGTVT về đổi mới quản lý, chống tiêu cực và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

    Bộ GTVT cho biết, trong những năm gần đây công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe đã được, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ GTVT, Đảng ủy Bộ GTVT quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

    Bộ GTVT đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định; xây dựng, ban hành các thông tư, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chỉ đạo tăng cường chất lượng, nghiêm minh thực thi đối với công tác này.

    Qua kiểm tra, thanh tra của Sở GTVT các địa phương từ đầu năm đến nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX tại nhiều trung tâm trong cả nước vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Còn có hiện tượng đào tạo vượt lưu lượng; việc công khai cơ sở đào tạo trên Trang thông tin điện tử của Sở GTVT còn chưa cập nhật kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát tập huấn cho giáo viên dạy thực hành lái xe còn có nơi chưa thực hiện.

    Một số địa phương thực hiện công tác tiếp nhận báo cáo 1, báo cáo 2 chưa đảm bảo thời gian theo quy định; việc khai thác dữ liệu DAT để quản lý công tác đào tạo, dữ liệu của học viên để xác định hoàn thành chương trình đào tạo trước khi sát hạch còn hạn chế; chưa kiểm tra, giám sát khoá học, kỳ thi cấp chứng chỉ hoặc thực hiện còn hình thức; xét duyệt thí sinh dự sát hạch chưa đủ điều kiện dữ liệu DAT.

    sathachlaixe
    Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch lái xe. Ảnh minh hoạ.

    Công tác tổ chức sát hạch còn có nơi thực hiện chưa nghiêm; công tác thanh, kiểm tra hoạt động đào tạo, sát hạch còn chưa được quan tâm, thực hiện; việc bố trí công chức, nhân sự cho phòng chuyên môn làm công tác quản lý đào tạo, sát hạch vừa thiếu, vừa yếu, cá biệt có một số Sở chỉ có 3 đến 5 người vừa thực hiện công tác này, vừa thực hiện công tác quản lý vận tải (đường thủy, đường bộ),...

    Thực tế trên cho thấy, công tác đào tạo, sát hạch lái xe đang có nhiều "kẽ hở", để lợi dụng tham nhũng, tiêu cực.

    Để chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao hơn nữa về chất lượng của công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho đơn vị kinh doanh vận tải, nhu cầu của xã hội và người dân trong thời gian tới.

    Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ GTVT, Giám đốc Sở GTVT khẩn trương chỉ đạo, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe cơ giới đường bộ để kịp thời phát hiện những nội dung không còn phù hợp đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

    Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chấm dứt tình trạng cấp giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy, người không đủ năng lực, hành vi, sức khỏe; đề xuất giải pháp quản lý lái xe sau đào tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, sát hạch, quản lý lái xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023.

    Bộ GTVT cũng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

    Người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

    Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX cơ giới đường bộ; nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX tại các sở GTVT, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe theo quy định để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại.

    Cục Đường bộ Việt Nam phải thường xuyên rà soát, tổng kết đánh giá quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trước mắt thực hiện rà soát tổng thể, toàn diện Nghị định 138/2018 và Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT để đề xuất sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo khả thi khi thực hiện; đồng thời nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý lái xe sau đào tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10 ngày 19/4/2023.

    Đối với các sở GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng, UBND cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố) trên địa bàn địa phương triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX.

    Bộ trưởng Bộ GTVT giao Vụ Khoa học công nghệ và môi trường chủ trì, đôn đốc, kiểm tra việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo lái xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10.

    Định kỳ trước ngày 25/6 và trước ngày 25/12 hàng năm hoặc đột xuất (nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện) các Sở GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam, các Vụ thuộc Bộ, cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo Bộ GTVT về kết quả thực hiện Chỉ thị.

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xu-ly-nghiem-nguoi-dung-dau-de-xay-ra-nhung-nhieu-tieu-cuc-trong-dao-tao-sat-hach-lai-xe-a574804.html
    Bộ GTVT chỉ đạo gỡ vướng cơ chế di dời hạ tầng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

    Bộ GTVT chỉ đạo gỡ vướng cơ chế di dời hạ tầng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

    Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nghiên cứu, lập phương án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ GTVT chỉ đạo gỡ vướng cơ chế di dời hạ tầng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

    Bộ GTVT chỉ đạo gỡ vướng cơ chế di dời hạ tầng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

    Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nghiên cứu, lập phương án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.