+Aa-
    Zalo

    Xe ô tô kém chất lượng ở Ấn Độ sẽ không còn “đất sống"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tất cả các xe ô tô mới tại Ấn Độ phải trải qua các bài thử nghiệm va chạm một cách bắt buộc. Việc thực hiện quy định này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 10/2017

    (ĐSPL) -  Tất cả các xe ô tô mới tại Ấn Độ cần phải trải qua các bài thử nghiệm va chạm một cách bắt buộc. Việc thực hiện quy định này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 10/2017.

    Siết chặt chất lượng xe ô tô do tai nạn gia tăng

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê tại Ấn Độ cứ 5 phút có 1 người chết do tai nạn xe ô tô. Chỉ số này dự kiến còn có thể tăng lên tới 3 phút vào năm 2020. Tình trạng đó cho thấy, yêu cầu kiểm tra độ an toàn cần phải được thực hiện bắt buộc đối với xe ô tô ở Ấn Độ.

    Thông thường các hãng sản xuất xe hơi để đảm bảo an toàn thường có các tính năng như chống bó cứng phanh (ABS), phân bổ lực phanh điện tử (EBD) và các túi khí. Các hãng xe như Ford, Maruti Suzuki, Toyota và Volkswagen thường xem đây là những thiết bị tiêu chuẩn. Nhưng rõ ràng là còn rất nhiều yêu cầu khác cần được thực hiện.

    Nhằm tạo sự an toàn hơn cho người dân khi tham gia giao thông, chính phủ Ấn Độ mới đây đã quyết định đưa ra các yêu cầu an toàn khắt khe hơn. Theo đó, tất cả các xe ô tô mới cần phải trải qua các bài thử nghiệm va chạm một cách bắt buộc. Việc thực hiện quy định này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 10/2017.

    Đi kèm với quy định trên, chính phủ Ấn Độ cũng cho các hãng sản xuất xe hơi cơ hội nâng cấp các mẫu xe cho phù hợp với quy định mới và hạn cuối của việc nâng cấp này là vào tháng 10.2018. Yêu cầu tối thiểu của quy định an toàn là các xe phải trải qua các bài kiểm tra va đập trước và bên xe. Nó sẽ được áp dụng cho tất cả các loại xe, kể cả các mẫu xe cỡ nhỏ và giá rẻ.

    Ở bài kiểm tra va đập trước, xe phải chạy ở tốc độ 56 km/h, trong khi ở phía bên xe phải chạy ở tốc độ 50 km/h. Theo Rajan Katoch thuộc Hiệp hội Nghiên cứu ô tô Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã xây dựng một cơ sở kiểm tra an toàn xe toàn diện tại Chakan, gần Pune, để tiến hành sát hạch chất lượng của các xe mới.

    Rất có thể với quy định này những xe ô tô giá rẻ, kém chất lượng ở Ấn Độ sẽ không còn “đất sống”.

    Ấn Độ tăng cường sát hạch chất lượng an toan của các xe ô tô mới.

    Ấn Độ: Thi bằng lái dễ nhất thế giới

    Báo Giao thông đưa tin, người có nhu cầu lấy giấy phép lái xe (GPLX) tại Ấn Độ phải tham gia một “kỳ sát hạch ngu ngốc” (lời của một tài xế) để thử tay lái, họ chỉ phải lái xe không đến 100m. Các chuyên gia giao thông đánh giá kỳ thi sát hạch lái xe của Ấn Độ là dễ nhất thế giới hay nói cách khác là cực kì qua loa, tỷ lệ đỗ luôn là 100\%. Năm 2013, khi các kỳ thi này được kiểm soát và đề thi khó hơn, 50\% trượt trong lần thi đầu tiên. Vì vậy, thị trường GPLX giả càng được dịp bành trướng đe dọa ATGT và tạo gánh nặng rất lớn cho quốc gia đông dân này.

    Ở Ấn Độ, việc có bằng lái xe không qua sát hạch gần như chẳng là điều gì ghê gớm. Hàng trăm kẻ môi giới có thể lấy GLPX cho người có nhu cầu với khoản phí rất nhỏ. 30\% số bằng lái giả thuộc về những người không hề hiểu biết về luật giao thông; Tuy nhiên, ngay cả những người tham gia sát hạch cũng trong tình trạng lơ mơ về luật. Cơ quan chịu trách nhiệm cấp GPLX với kỳ thi lỏng lẻo, kém chất lượng gần như không hề đánh giá đầy đủ được khả năng điều khiển phương tiện của người đi thi trước khi trao cho họ GPLX, cho phép họ lái một phương tiện cơ giới trong điều kiện giao thông lúc nào cũng tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm.

    Vẫn thích dùng GPLX giả

    Có rất nhiều cách dễ dàng hơn để lấy bằng lái xe mà không cần phải có mặt ở trường thi. Với mấy trăm rupee và một camera giấu kín, phóng viên của đài truyền hình NDTV đã biết tường tận phải làm sao để qua mặt hệ thống sát hạch giấy phép.

    Tại Delhi, khi phóng viên NDTV đến hai văn phòng đăng ký thi GPLX, rất nhiều tay cò mồi lập tức tiếp cận và chào giá cho một bằng lái chuyên nghiệp (có thể hành nghề taxi) là 4.500 - 8.000 rupee (120 USD). Nếu trả thêm 500 rupee, sẽ không cần phải tham gia lớp học kéo dài 15 ngày. Phóng viên còn được biết nếu trả nhiều tiền hơn, sẽ được cấp bằng trong vòng một ngày.

    Để làm rõ sự thật này, phóng viên NDTV đã tới Aligarh, cách Delhi hai giờ lái xe. Tại Sở giao thông khu vực này, phóng viên tiếp cận với một trong những cò mồi và nói rằng họ cần bằng lái xe gấp. Người đàn ông trả lời ngay lập tức: “Không vấn đề gì. Muốn lấy bằng giả ngay lập tức thì trả tôi 300 rupee. Bằng thật sẽ có sau hai tuần, giá 500 rupee”.

    Với mục đích làm phức tạp vấn đề, phóng viên nói thêm rằng họ không có chứng nhận nơi cư trú, người đàn ông cò mồi không ngần ngại cho biết: “Không sao cả, chỉ cần viết tên và địa chỉ của các anh vào một mẩu giấy rồi đưa nó cho tôi kèm theo ảnh chân dung”. Sau một hồi mặc cả, giá giảm xuống còn 200 rupee và người đàn ông yêu cầu phóng viên trở lại sau hai tiếng nữa để lấy bằng lái xe. Khi họ quay trở lại, giấy tờ đã sẵn sàng.

    Tháng 5 vừa qua, cảnh sát Delhi ghi nhận ba trường hợp bị bắt vì vi phạm luật giao thông tại thành phố, sau khi bị giữ bằng lái đã không đến nhận lại. Sau khi cảnh sát Delhi chủ động liên hệ với cơ quan quản lý giao thông cấp giấy phép này tại Kanpur, Uttar Pradesh, họ thông báo rằng đây là GPLX giả. Đại diện cảnh sát Delhi cho biết: “Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, rất khó để nói rằng GPLX đó là thật hay giả”.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xe-o-to-kem-chat-luong-o-an-do-se-khong-con-dat-song-a114419.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.