+Aa-
    Zalo

    WHO cảnh báo việc dùng nước tinh khiết lâu dài với trẻ nhỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc gia đình cho trẻ nhỏ sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài sẽ dẫn tới việc thiếu canxi, khoáng chất và tiếp theo là những hệ lụy ảnh hưởng tới sứ

    Việc gia đình cho trẻ nhỏ sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài sẽ dẫn tới việc thiếu canxi, khoáng chất và tiếp theo là những hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Năm 1980 Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố Nội dung "Rủi ro sức khỏe khi uống nước khử khoáng chất", Tác giả: Frantisek Kozisek, Viện sức khỏe quốc gia, Cộng hòa Séc về nước khử khoáng - nước tinh khiết.

    Sử dụng nước tinh khiết lâu dài với trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường

    Theo đó, nước khử khoáng là nước không còn khoáng hoàn toàn không có khoáng chất hòa tan nhờ áp dụng các kĩ thuật tách như chưng cất, loại khoáng, lọc màng, điện di và các kỹ thuật khác. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước này có thể thấp hơn 1 mg/L, độ dẫn điện của nước có thể dưới 2 mS/m và thậm chí có thể nhỏ hơn 0,1 mS/m.

    Việc gia đình cho trẻ nhỏ sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài sẽ dẫn tới việc thiếu canxi, khoáng chất và tiếp theo là những hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Lạm dụng nước tinh khiết có thể gây shock cho trẻ nhỏ

    Uống nước có hàm lượng khoáng thấp, hoặc nước đã khử khoáng, nước tinh khiết sẽ gây ra hiện tượng tượng shock nước có thể xảy ra khi uống nhanh, chậm chí chỉ là vòi bình thường. - Theo WHO.

    WHO cảnh báo hiểm họa khi sử dụng nước tinh khiết với trẻ nhỏ

    Sử dụng lâu dài nước tinh khiết có nguy cơ gây phù não co giật, loãng xương cho trẻ. Phù não, co giật và nhiễm axit ở trẻ sơ sinh khi đồ uống được pha từ nước đóng chai ít khoáng.

    Hơn 50 nghiên cứu, các kết quả dịch tễ từ WHO ở nhiều nước trên thế giới chứng minh: Khi uống nước có hàm lượng lượng canxi,magie thấp có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch cao, các bệnh thoái hóa thần kinh, sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân và một số loại ung thư cũng tăng cao.

    Nước tinh khiết gây loãng xương ở trẻ nhỏ

    Lạm dụng nước tinh khiết có thể gây vàng da, thiếu máu tim mạch

    Các nghiên cứu dịch tễ học ở Nga cho thấy uống nước có hàm lượng khoáng thấp có thể gây ra tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, bướu cổ, biến chứng thai nhi, gây ra vàng da, thiếu máu và loãng xương, rối loạn tăng trưởng ở trẻ nhỏ.

    Khu vực có hàm lượng khoáng thấp cho thấy tỷ lệ cao mắc bướu cổ, tăng huyết áp, bệnh tim, thiếu máu, loét dạ dày, tá tràng, viêm túi mật. Trẻ em sống trong khu vực này phát triển thể chất chậm hơn, tăng trưởng bất thường. Tỉ lệ mắc bệnh thấp khi sử dụng nước có canxi 30 – 90 mg/L, magie 17 – 35 mg/L, TDS khoảng 400 mg/L…

    Sử dụng nước ion canxi giúp bé khỏe mạnh hơn

    Ngoài ra, WHO còn cho hay: Việc sử dụng nước khử khoáng trong thời gian lâu dài còn có nguy cơ dẫn đến trường hợp nghiêm trọng hơn là phù não, co giật và nhiễm axit ở trẻ sơ sinh khi đồ uống được pha từ nước đóng chai ít khoáng.

    Giải pháp nào giúp hạn chế những rủi ro nước tinh khiết đem lại?

    Theo WHO: Chế độ ăn ngày nay của nhiều người không cung cấp đủ khoáng chất và vi lượng. Khi thiếu hụt một nguyên tố xác định, mặc dù hàm lượng trong nước uống ít nhưng vẫn có vai trò lớn. Ngoài ra, nếu hàm lượng khoáng này ở dạng nước ion canxi hòa tan, sẽ dễ dàng hấp thu so với trong thức ăn.

    Canxi được đánh giá là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể trẻ em. Canxi, magie, khoáng chất ở dạng ion tinh thể Aragonite sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Đây cũng là loại nước nằm trong xu thế nước tốt cho sức khỏe trên Thế giới được tin tưởng để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

    Trao đổi trên báo chí, PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN) cho hay, nước tinh khiết là nước hầu như đã được loại bỏ các khoáng chất tự nhiên có trong nước tốt cho sức khỏe. Còn nước sạch thì lại là nước tự nhiên đã loại bỏ các thành phần có hại cho sức khỏe nhưng chúng vẫn có đầy đủ các vi khoáng, khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Từ điều này, cho thấy được không có bất kì mối quan hệ giữa 2 loại nước này. Do đó nước tinh khiết không phải là nước sạch và ngược lại.

    Còn theo WHO, nước tinh khiết là nước cất và là nước khử khoáng (deionization) có hàm lượng khoáng thấp (low mineral) còn gọi là nước sau màng lọc RO (RO filters).

    Tào Đạt (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/who-canh-bao-viec-dung-nuoc-tinh-khiet-lau-dai-voi-tre-nho-a330417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan