+Aa-
    Zalo

    Vụ giàn khoan 981: Cơ hội bớt “nhập siêu” từ Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đài báo nước ngoài cho rằng vụ giàn khoan 981 biết đâu lại chẳng giúp Việt Nam bớt “nhập siêu” trong cán cân thanh toán mậu dịch với Trung Quốc.

    (ĐSPL) - Đài báo nước ngoài cho rằng vụ giàn khoan 981 biết đâu lại chẳng giúp Việt Nam bớt “nhập siêu” trong cán cân thanh toán mậu dịch với Trung Quốc.
    Vụ giàn khoan 981: Cơ hội bớt “nhập siêu” từ Trung Quốc

    Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương-981 và nhiều tàu công vụ vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

    Theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,3 tỷ USD, chủ yếu là nông sản và nguyên liệu thô. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến gần 37 tỷ USD - gồm nguyên vật liệu, linh kiện, trang thiết bị, hàng tiêu dùng…
    Đặc biệt đối với ngành dệt may, da giày - lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nguyên liệu phần lớn nhập từ Trung Quốc. Đồng thời, các mặt hàng thời trang Trung Quốc lâu nay cũng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Được biết từ giữa tháng 5/2014, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã yêu cầu các công ty trong ngành chủ động tìm kiếm các thị trường khác để nhập nguyên liệu.
    Trao đổi với Ban Việt ngữ của đài RFI, ông Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết Trung Quốc đang có xu hướng chuyển các đơn hàng sang Việt Nam và các nhà máy sản xuất nguyên liệu cũng rất cần bán hàng. Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam. Đặt giả thiết nếu Bắc Kinh ngưng xuất nguyên vật liệu, thì thật ra chỉ những ngành sản xuất các mặt hàng cấp trung và thấp mới bị ảnh hưởng và về lâu về dài thị phần của Trung Quốc tại Việt Nam sẽ bị các nước khác giành mất.
    Còn hàng Việt xuất qua Trung Quốc thì đa số là nông sản - mà người nông dân Việt Nam vẫn bán qua biên giới dù gặp nhiều rủi ro với khách hàng “lúc dễ dãi, lúc khó tính” này. Nếu bị trắc trở, đây sẽ là dịp khiến nông dân và thương nhân phải tìm cách nâng cao chất lượng để bán được hàng hóa với giá cao hơn.
    Bên cạnh đó, “công xưởng thế giới” Trung Quốc không phải một sớm một chiều là thay đổi được cơ cấu sản xuất, trong khi người tiêu thụ Việt vốn dễ tính hơn một số nước láng giềng khác.
    Ông Diệp Thành Kiệt tin rằng với giá lao động ngày càng cao, Trung Quốc không chỉ xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ, mà nhiều nhà đầu tư của nước này còn tìm cách  dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam để giảm giá thành.
    Thật ra, các hiệp định tự do thương mại (FTA) đã có và đang được đàm phán cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - nếu đàm phán thành công -  sẽ là một trong những lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam để có thể bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
    Dư luận cho rằng “trong cái rủi, có cái may”. Việt Nam có cơ may dần dần thoát khỏi tình trạng hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường, nuốt chửng lợi nhuận và khiến cho một bộ phận kinh tế bị ràng buộc vào “người khổng lồ phương bắc”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-gian-khoan-981-co-hoi-bot-nhap-sieu-tu-trung-quoc-a34979.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mẹo nhận biết hoa quả Trung Quốc

    Mẹo nhận biết hoa quả Trung Quốc

    (ĐSPL) - Với tình trạng hoa quả Việt - Trung nhập nhèm như hiện nay, việc phân biệt đâu là hàng Việt, đâu là hàng Trung đang khiến nhiều bà nội trợ đau đầu.