(ĐSPL) - Được ra đời dưới sự chỉ đạo của Hitler với mục tiêu phổ biến xe hơi đến mọi nhà, Volkswagen đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và để được như ngày hôm nay công ty cũng đã nhiều lần gần như bị xóa sổ. Chúng ta cùng nhìn lại chặng đường từ thời Đức Quốc Xã đến thương hiệu hàng đầu thế giới như ngày hôm nay.
Volkswagen là hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới sau Toyota. Với 590.000 nhân viên, mỗi ngày công ty sản xuất ra 41.000 chiếc xe.
Hãng hiện đang sở hữu 12 công ty con bao gồm Volkswagen Passenger Cars, Audi, Seat và Skoda, các thương hiệu hạng sang như Bentley, Bugatti, Lamborghini, Porsche và Ducati – cũng như Volkswagen Commercial Vehicles, Scania và Man.
Đó là một chặng đường dài khởi đầu là tầm nhìn của lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler – mỗi gia đình Đức có thể sở hữu chiếc xe đầu tiên của họ. Sự tồn tại của công ty cũng là nhờ phần lớn vào sáng kiến của một thiếu tá quân đội Anh, Ivan Hirst, người đã cứu công ty khỏi bị phá dỡ và bán ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai như là một phần của bồi thường chiến tranh.
Đây là một vài mốc quan trọng trong lịch sử 78 năm của Volkswagen.
Hitler kiểm tra một mẫu đầu tiên của chiếc xe mới – nhưng mãi cho đến sau năm 1945 thì những chiếc xe đầu tiên mới tới tay khách hàng.
“Xe cho mọi người” và lao động nô lệ
1937: Công ty được thành lập bởi Tổ chức công đoàn Đức Quốc Xã, Deutsche Arbeitsfront. Rất ít người Đức có xe ô tô thời đó, và mục đích là để tạo ra một “chiếc xe cho mọi người”. Hitler ra sắc lệnh rằng mỗi xe nên chở 2 người lớn và 3 trẻ em đi với tốc độ 100 km/h (60mph) tuy nhiên chi phí không đắt hơn khi mua một chiếc xe máy.
Phần lớn được thiết kế bởi Ferdinand Porsche, KdF-Wagen (Kraft durch Freude) có một động cơ làm mát bằng khí phía sau, hệ thống treo thanh xoắn và một khí động học hình “con bọ” – một phần rất quan trọng giúp nó có động cơ nhỏ.
1938: Công ty ban đầu có tên là Gesellschaft zur Vorbereitung des Deutschen Volkswagen mbH, sau đổi thành Volkswagenwerk GmbH.
1938: Một nhà máy của công ty được xây dựng ở một thị trấn mới của KdF-Stadt, chính là Wolfsburg hiện đại ngày nay.
Khoảng 336.000 người đã đăng kí mua xe thông qua một kế hoạch tiết kiệm hàng tháng nhưng do sự bùng nổ của chiến tranh, chỉ một số ít xe được hoàn thành và không chiếc xe nào được chuyển tới người mua.
1939-45: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, việc sản xuất xe thường dân bị dừng lại để chuyển sang sản xuất phương tiện phục vụ cho chiến tranh, sử dụng hơn 15.000 lao động nô lệ từ các trại tập trung gần đó. Đó là một thực tế phổ biến trong các doanh nghiệp Đức trong chiến tranh. Năm 1998, những người sống sót đã nộp đơn kiện VW đòi thiết lập một quỹ bồi thường.
Major Ivan Hirst là người đã khôi phục lại sản xuất của VW sau những tàn tích của hậu chiến Đức
Và công ty trở thành một “phép lạ kinh tế” ở Tây Đức sau chiến tranh.
Dưới thời quân đội Anh
Tháng 5 năm 1945: Nhà máy bị đánh bom nặng, rơi vào sự kiểm soát của quân đội Anh, để sử dụng như một kho bảo trì quân đội.
Tháng 4 năm 1945: Theo các điều khoản của Hiệp định Potsdam giữa Liên Xô, Mỹ và Anh, nhà máy phải bị tháo dỡ như một phần bồi thường của chiến tranh vì nó đã được sử dụng cho mục đích quân sự. Nhưng sĩ quan người Anh Major Ivan Hirst đã thuyết phục các chỉ huy của ông vì tiềm năng của xe hơi.
Tháng 9 năm 1945: Quân đội Anh đặt hàng 20.000 chiếc để đáp ứng nhu cầu của đất nước sau chiến tranh Đức.
1946: Sản xuất đạt 1.000 chiếc một tháng, và tên ô tô cũng như tên công ty đều đổi thành Volkswagen.
1948: Quân đội Anh bán nhà máy cho các đại diện ngành công nghiệp xe máy đến từ Mỹ, Úc, Anh, và Pháp, nhưng tất cả đều từ chối.
Công ty thiết kế của Ferdinand Porsche mà cuối cùng trở thành chính Porsche, được trả một khoản lệ phí cấp giấy phép bởi VW cho việc sử dụng Beetle. Trong những thập kỷ tới, các công ty Porsche và VW sẽ duy trì sự gắn kết thông qua một khuôn khổ pháp lý phức tạp.
VW nhanh chóng mở rộng sản xuất vào những năm 1950, nhưng chỉ tập trung vào một loại xe.
Đầu những năm 1970, doanh số bán hàng suy giảm. VW cần những thiết kế mới.
Sự phát triển sau chiến tranh
1949: Volkswagen vượt qua sự kiểm soát của Đức dưới sự quản lý của Heinrich Nordoff. Nó trở thành một yếu tố quan trọng của sự tái sinh sau chiến tranh ở Tây Đức. Bang Lower Saxony, nơi có nhà máy chính của VW, đã giữ 20\% cổ phần biểu quyết trong công ty.
1955: Khi sản xuất tăng nhanh chóng, doanh số bán hàng của Beetle đạt 1 triệu.
1964: Volkswagen mua Auto Union, chủ sở hữu thương hiêu Audi lịch sử.
1969: VW mua NSU Motorenwerke, và cuối cùng hợp nhất nó với Auto Union để tạo ra hãng Audi hiện đại như một thương hiệu xe sang trọng. Auto có chuyên môn công nghệ đáp ứng nhu cầu cho các mô hình làm lạnh bằng khí ban đầu của VW có thể quay ngược lại.
1973: Do doanh số bán hàng của Beetle giảm, VW chuyển sang một thế hệ xe mới với hệ dẫn động bánh trước và động cơ làm mát bằng nước – Passat, Scirocco, Golf và Polo.
Năm 1974, Golf trở thành một phần thiết yếu của dòng sau Bettle của VW, và vẫn tiếp tục phát triển tới 40 năm sau.
Mở rộng và mua lại
1975: Khi nhà sản xuất xe hơi ngày càng phát triển, tập đoàn VW được thành lập như một công ty cổ phần.
1982: VW kí một thỏa thuận hợp tác với hãng Seat sản xuất xe hơi Tây Ban Nha. Nó mua đa số cổ phần vào năm 1986 và mua lại toàn bộ vào năm 1990.
1991: VW kí thỏa thuận hợp tác với hãng sản xuất xe Skoda của Séc và sau đó nó trở thành thương hiệu thứ tư của VW khi nó tăng cổ phần hợp pháp lên 60\% năm 1994 và 70\% năm 1995.
1998: VW bắt tay vào mua lại một loạt các tên tuổi nổi tiếng, mua lại hãng sản xuất xe hơi sang trọng Bentley của Anh, Bugatti của Pháp và hãng xe thể thao của Ý Lamborghini.
Battles với Porsche
2005: Porsche tăng cổ phần trong Volkswagen từ 5\% lên 20\%. Đồng thời, Ủy ban châu Âu đưa Đức ra Tòa án Công lý châu Âu, tuyên bố rằng “Luật Volkswagen” đang hạn chế trái phép dòng vốn ở châu Âu do nó ngăn cản cổ đông giữ hơn 20\% cổ phần không được biểu quyết trong công ty.
2007: Cổ phần của Porsche trong VW tăng lên tới 30,9\%.
2008: Porsche thất bại trong nỗ lực đòi nhiều cổ phần hơn trong VW, khiến Porsche có nguy cơ phá sản.
VW sử dụng hơn 500.000 nhân công trên toàn thế giới
2009: VW mua 49,9\% cổ phần trong việc kinh doanh sản xuất xe của Porsche với giá 3,9 triệu Nhân dân tệ nhưng 2 hãng sau đó bị buộc từ bỏ kế hoạch hợp nhất vì những rủi ro pháp lý.
2012: Công ty con của VW là Audi đã mua hãng sản xuất xa máy của Italia, Ducatti.
2012: Nhiều năm cạnh tranh giữa 2 hãng xe, 2 gia đình, đã đi đến kết thúc khi VW mua nửa còn lại của Porsche. Chủ tịch của Porsche, Wolfgang Porsche, cuối cùng đã bị người anh em họ của mình thôn tính – chủ tịch của VW, Ferdinand Piech.
2013: Đức thắng kiện trong phiên tòa với EU qua VW, sau khi sửa lại Luật Volkswagen. Theo luật sửa đổi này, các quyết định quan trọng sẽ được thống nhất bởi hơn 80\% cổ đông.
2014: Volkswagen trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. Nó có nhà máy ở 31 quốc gia, và những sản phẩm của nó được bán trên 153 quốc gia khắp thế giới.
2015: Công ty thừa nhận đã gian lận trong đợt kiểm tra khí thải ở Mỹ. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), một vài chiếc được bán ở Mỹ có các thiết bị trong động cơ diesel làm thay đổi hiệu suất phù hợp để nâng cao kết quả. Những thiết bị này đã bị phát hiện khi kiểm tra.
Quốc Việt(Theo BBC)
[mecloud]E7RjdkEx2F[/mecloud]