+Aa-
    Zalo

    “Virus Biển Đông” được điều khiển qua tên miền công ty Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các phân tích của chuyên gia an ninh mạng (thuộc Công ty An ninh mạng Bkav) chỉ rõ, virus ẩn nấp trong tập tin “Phương án bảo vệ vùng biển-QTtacchienA-6-2014.doc”.

    Các phân tích của chuyên gia an ninh mạng (thuộc Công ty An ninh mạng Bkav) chỉ rõ, virus ẩn nấp trong tập tin “Phương án bảo vệ vùng biển-QTtacchienA-6-2014.doc” được điều khiển qua domain (tên miền) của một công ty Trung Quốc đăng ký.
    Như đã đưa tin, gần đây phóng viên Vietnam+ có nhận được một email lạ có tiêu đề và đính kèm tập tin khá “hot”: “Phương án bảo vệ vùng biển-QTtacchienA-6-2014.doc.”

    Nghi ngờ có virus ẩn nấp trong tập tin, chúng tôi đã gửi mẫu tới Công ty An ninh mạng Bkav và nhận được thông tin tập tin này có chứa mã độc.
     
    “Virus Biển Đông” được điều khiển qua tên miền công ty Trung Quốc
    Virus kết nối đến máy chủ điều khiển có địa chỉ “moit.dubkill.com” do một công ty Trung Quốc đăng ký sở hữu.
     
    Phân tích chuyên sâu của các chuyên gia Bkav cho thấy, virus này có tên là W32.RatJourMV.Trojan. Đây là một loại mã độc RAT (Remote Access Trojan), mở cổng hậu trên thiết bị của nạn nhân và cho phép hacker truy cập điều khiển từ xa (Remote Access).

    Hacker đã khai thác lỗ hổng MS12-027 của Microsoft Office để chèn mã độc vào tập tin văn bản “Phương án bảo vệ vùng biển-QTtacchienA-6-2014.doc.”

    Người sử dụng sau khi tải, mở tập tin này, virus sẽ đã cài 3 thành phần độc hại vào hệ thống của thiết bị, bao gồm m.exe; msi.dll và msi.dll.mov.

    Khởi chạy, virus sẽ kết nối tới C&C Server (máy chủ điều khiển) có địa chỉ “moit.dubkill.com.” Địa chỉ tên miền này được đăng ký bởi một công ty của Trung Quốc. Hiện tại, moit.dubkill.com được đặt ở với máy chủ có địa chỉ IP tại Hàn Quốc.

    Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, việc mở một cổng hậu nhận lệnh điều khiển từ xa, cho phép hacker kiểm soát, chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân. Như vậy, tin tặc có thể thu thập dữ liệu, ghi các thao tác bàn phím (keylogger), chụp màn hình, liệt kê các kết nối hiện tại… của máy tính nạn nhân.

    Do đó, ông Sơn khuyến cáo người dùng cần cập nhật bản vá Microsoft Office trên máy, nên mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly và cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động./. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/virus-bien-dong-duoc-dieu-khien-qua-ten-mien-cong-ty-trung-quoc-a42663.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan