+Aa-
    Zalo

    "Chiến trường" OTT: Có thêm tân binh BKAV

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với việc tiết lộ một số thông tin về ứng dụng OTT có tên Btalk, BKAV đã ngầm đưa ra tuyên bố họ sẽ chính thức tham chiến vào thị trường này.

    (ĐSPL) - Với việc tiết lộ một số thông tin về ứng dụng OTT có tên Btalk, BKAV có vẻ như đã ngầm đưa ra tuyên bố, họ sẽ chính thức tham chiến vào thị trường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt này.
    Công ty an ninh mạng cũng nhòm ngó OTT
    Cuối tháng 3 vừa qua, tại diễn đàn của BKAV đã xuất hiện thông báo mời sử dụng thử ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí (OTT) có tên gọi là Btalk. Theo đó, phần mềm trên điện thoại di động này có thể gọi điện và nhắn tin dễ dàng với các kết nối 3G, WiFi cũng như có khả năng chat Facebook, Yahoo, Gtalk ngay trên giao diện của mình.

    Quảng cáo của Btalk trên Google Play.

    Theo ý kiến của những người đã dùng thử Btalk, ứng dụng này có thể gọi điện trong nước cũng như quốc tế với chất lượng khá tốt, tin nhắn chuyển đi nhanh không bị trễ. Mặc dù vậy, cũng có một số người phàn nạn, sau khi cài đặt, họ phải đồng ý chuyển giao diện tin nhắn sang giao diện của Btalk mới có thể sử dụng được ứng dụng này.
    Tuy nhiên chỉ sau chưa đầy 1 tuần thử nghiệm, tới tối ngày 2/4, Btalk đã bị gỡ khỏi kho ứng dụng Google Play. Đồng thời bài viết mời dùng thử trên diễn đàn của Bkav cũng không còn tồn tại, trang chủ tại địa chỉ Btalk.vn không thể truy cập, thậm chí ngay cả trên fanpage Facebook của ứng dụng này cũng không hề có bất cứ thông báo gì có liên quan.
    Trao đổi với Đời sống & Pháp luật, đại diện của Bkav cho biết, việc đưa ra ứng dụng Btalk vừa qua chỉ nhằm mục đích thử nghiệm sản phẩm trên số lượng nhỏ người dùng, chính vì vậy sau khi đủ số lượng cần thiết, ứng dụng sẽ tạm thời được dấu đi. Đồng thời Bkav cũng tiết lộ thêm, Btalk sẽ chính thức được ra mắt ngay trong tháng 4 này.
    Được biết, trong giai đoạn thử nghiệm Btalk mới có phiên bản dành cho hệ điều hành Android, còn các hệ điều hành phổ biến khác là iOS và Windows Phone chưa chạy được ứng dụng này.
    "Trái tay" liệu có thành công ?
    Việc Bkav, một công ty chuyên về an ninh và bảo mật mạng tham chiến vào lĩnh vực OTT đã gây ngạc nhiên không nhỏ đối với cộng đồng công nghệ Việt Nam. Không chỉ bởi đây là thị trường có tính cạnh tranh rất khốc liệt mà nó còn khá "trái tay" với doanh nghiệp này.
    Hiện tại, thị trường OTT tại Việt Nam đang chịu sự chi phối của rất nhiều ứng dụng quốc tế nổi tiếng như Viber, Line, Kakao Talk cũng như sản phẩm thuần trong nước mà tiêu biểu là Zalo. Về số lượng người dùng, Viber đang có khoảng 12 triệu, đứng ngay sau đó là Zalo với tập khách hàng đang ở con số 10 triệu.
    Thị trường OTT Việt Nam đang có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt
    Ngoài ra, các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone, MobiFone cũng đang nhăm nhe nhảy vào lĩnh vực này trong thời gian tới. Thậm chí đề nghị cho phép thử nghiệm OTT cũng đã được MobiFone trình lên Bộ Thông tin và Truyền thông. Còn Viettel cũng không ít lần bộc lộ rõ ý định mua lại một dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí nhằm bổ xung vào những dịch vụ hiện có của mình.
    Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc phải cạnh tranh gay gắt nhằm dành thị phần đối với các OTT đã có chỗ đứng vững chắc, Bkav còn phải chịu áp lực không nhỏ từ những cái tên mới sẽ xuất hiện trên thị trường trong này trong thời gian tới.
    Theo một chuyên gia CNTT đánh giá, lợi thế gần như là duy nhất của Btalk là khả năng bảo mật tốt, do đây là sản phẩm đến từ Bkav. Tuy nhiên về số lượng tập khách hàng vốn có của các dịch vụ khác có thể thu hút sang dùng OTT cũng như tiềm lực tài chính để quảng bá sản phẩm, Bkav đều kém quá xa. Chính vì vậy thành công của Btalk vẫn là dấu hỏi, vị này phân tích.
    Nguyễn Lê
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-truong-ott-co-them-tan-binh-bkav-a27939.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan