+Aa-
    Zalo

    Vì sao có tên gọi đèo Mã Pì Lèng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đèo Mã Pì Lèng hay còn được người dân địa phương gọi là Mả Pí Lèng là điểm du lịch nổi tiếng ghi dấu ấn lịch sử của tỉnh Hà Giang.

    Đèo Mã Pì Lèng hay còn được người dân địa phương gọi là Mả Pí Lèng là điểm du lịch nổi tiếng ghi dấu ấn lịch sử của tỉnh Hà Giang.

    Đèo Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

    Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng.

    Còn đường Hạnh Phúc chạy qua đèo Mã Pì Lèng.

    Người Mông địa phương gọi nơi đây là Mả Pì Lèng. Theo tiếng Mông nó là sống mũi con ngựa.

    Đèo được đặt tên theo bản Mả Pì Lèng xã Pải Lủng khi mở đường hồi những năm 1960, trong đó giới chức quản lý cung đường đã sửa đổi "Mả" thành "Mã" để thuận nghe nói trong tiếng phổ thông

    Con đường dài khoảng 20 km chạy qua đèo Mã Pì Lèng được đăt tên là con đường Hạnh Phúc. Nó được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động thủ công, không có sự hỗ trợ của máy móc.

    Dây buộc ngang lưng treo mình trên vách đá dựng đứng trong cái nóng như đổ lửa từ hẻm núi phun ra, cả triệu con người đã mất bao công sức mới khoét được một lỗ mìn trên núi đá cứng. Vậy mà cho mìn nổ cũng chỉ văng ra được một mảnh đá chưa bằng chiếc chảo gang của người Mông. Riêng điểm đột phá khẩu Máo Pì Lèng đã mất 11 tháng và hàng chục người đã thiệt mạng. Để rồi có một ngày hai cánh quân ở hai đầu con đường ôm nhau trong nước mắt...

    Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.

    Sông Nho Quế chảy dưới chân đèo Mã Pì Lèng.

    Đứng trên đèo Mã Pì Lèng, du khách có thể nhìn thấy sông Nho Quế ở phía dưới xa như một vệt ngoằn nghèo phản chiếu từ mặt nước, hơi ánh lên như dải lụa xanh lơ ai đó vô tình đánh rơi giữa hai vách núi thăm thẳm vẫn còn đang mờ sương.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-co-ten-goi-deo-ma-pi-leng-a296269.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan