+Aa-
    Zalo

    Vàng thật đốt có bị đen không?

    (ĐS&PL) - Trong số rất nhiều cách thử vàng, đốt vàng được xem là phương pháp truyền thống và phổ biến. Vậy vàng thật đốt có bị đen không?

    Vàng thật đốt có bị đen không?

    Vàng được quý từ thời xa xưa từ Ai cập, Trung hoa, Ấn độ hay thổ dân Mỹ châu. Những di sản văn hóa như đền thờ, tượng thần, của hồi môn, trang sức hay vật phòng thân đều sử dụng vàng. Vì vàng mang đặc tính là không bị oxy hóa hay rỉ sét, nhân gian hay có câu là “vàng thật thì không sợ lửa” cho nên vàng thật khi đốt lên sẽ không bị đen hay bị nóng chảy.

    Trường hợp đem vàng đi đốt mà chuyển sang màu sậm thì vàng đó đã bị pha tạp chất, không còn là vàng nguyên chất nữa. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt thì vàng 9999 mới là vàng thật, nên những loại pha tạp hoặc có tỷ lệ vàng thấp đều bị coi là vàng giả.

    Vàng thật đốt có bị đen không là thắc mắc của nhiều người

    Vàng thật đốt có bị đen không là thắc mắc của nhiều người

    Cách phân biệt vàng thật, vàng giả đơn giản nhất

    Nhận biết bằng ký hiệu trên trang sức vàng

    Với trang sức vàng thật, trên bề mặt của sản phẩm luôn được khắc các ký hiệu chỉ độ tuổi hay thương hiệu vàng như 10K, 24K, 18K, PNJ, SJC, 9999...Trong khi đó, vàng giả sẽ không tìm thấy các ký hiệu này.

    Giấy tờ kiểm định là một phần quan trọng trong giao dịch mua vàng. Các giấy tờ này giúp đảm bảo chất lượng và giá trị thực sự của sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người mua. Một số giấy tờ kiểm định quan trọng cho vàng như chứng chỉ vàng, chứng nhận độ tinh khiết, chứng chỉ xuất xứ, bảo hành và chính sách đổi trả...

    Nhận biết bằng cách quan sát dưới ánh sáng

    Khi quan sát dưới ánh sáng, vàng thật có bề mặt láng mịn, không có chấm nhỏ li ti, không có vết lồi lõm. Ngược lại, bề mặt vàng giả xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ.

    Cắn thử vàng để nhận biết

    Vàng nguyên chất thường có độ mềm, dẻo hơn so với hầu hết các kim loại khác. Do đó, vàng thật dễ hằn dấu răng khi bị cắn mạnh. Còn vàng giả sẽ cứng, không bị trầy hay móp méo.

    Dùng giấm kiểm tra vàng thật hay giả

    Vàng thật khi tiếp xúc với giấm sẽ không bị đổi màu. Trong khi đó, nếu cho vàng giả vào giấm, nó có thể bị ăn mòn hoặc thay đổi màu, trở nên xỉn hơn.

    Sử dụng nam châm

    Vàng là kim loại không từ trường nên nó không bị ảnh hưởng bởi nam châm. Nếu vàng bị nam châm hút, đó có thể là vàng giả hoặc chỉ là hợp kim của vàng, không phải vàng nguyên chất.

    Dùng lửa thử vàng

    Nhiệt độ nóng chảy của vàng lên tới tận 1.064 độ C. Do đó, nếu là vàng thật, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi ngọn lửa bình thường. Nếu dưới tác động của một ngọn lửa mà vàng bị biến đổi, chảy ra và có màu đen thì đó chắc chắn là vàng giả.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vang-that-ot-co-bi-en-khong-a481541.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan