+Aa-
    Zalo

    Văn khấn cúng cô hồn Rằm tháng 7 đầy đủ, ngắn gọn, dễ nhớ nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong tháng 7 Âm lịch, nhiều gia đình thường cúng chúng sinh (cô hồn) để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.

    Dân gian quan niệm, tháng 7 Âm lịch là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Chính vì vậy, trong tháng 7 Âm lịch, nhiều gia đình thường cúng chúng sinh (cô hồn) để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.

    Mâm cỗ cúng cô hồn Rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa

    Văn khấn cúng cô hồn Rằm tháng 7 chuẩn nhất

    Văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)

    *Lưu ý: Khấn ngoài trời

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

    Con lạy Đức Phật Di Đà

    Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

    Con lạy Táo Phủ Thần Quân Chinh thần.

    Tiết tháng 7 sắp thu phân

    Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

    Âm cung mở cửa ngục ra

    Vong linh không cửa không nhà

    Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả

    Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

    Gốc cây xó chợ đầu đường

    Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

    Quanh năm đói rét cơ hàn

    Không manh áo mỏng - che làn heo may

    Cô hồn nam, bắc, đông, tây

    Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

    Nay nghe tín chủ thỉnh mời

    Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

    Cơm canh cháo nẻ trầu cau

    Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

    Gạo muối quả thực hoa đăng

    Mang theo một chút để dành ngày mai

    Phù hộ tín chủ lộc tài

    An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

    Nhớ ngày xá tội vong nhân

    Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

    Bây giờ nhận hưởng xong rồi

    Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

    Tín chủ thiêu hóa kim ngân

    Cùng với quần áo đã được phân chia

    Kính cáo Tôn thần

    Chứng minh công đức

    Cho tín chủ con

    Tên là:………………………………

    Vợ/Chồng:…………………………

    Con trai:……………………………

    Con gái:…………………………….

    Ngụ tại:……………………………..

    Lễ vật cúng cô hồn, chúng sinh

    Mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những lễ vật như sau:

    - Muối gạo (1 đĩa).

    - Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

    - 12 cục đường thẻ.

    - Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

    - Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...

    - Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).

    - Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

    - Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

    Lễ cúng cô hồn được đặt trước cửa nhà, cúng ngoài trời chứ không cúng trong nhà. Sau khi cúng xong, các vật phẩm cũng không đem vào nhà mà đốt vàng mã ngay tại chỗ. Rải đĩa muối, gạo ra tám hướng.

    Thời gian cúng cô hồn chuẩn nhất

    Thời gian cúng cô hồn nên vào buổi chiều tối các ngày mùng 1-15/7 (Âm lịch). Tuy nhiên, một số quan niệm cho rằng, thời gian cúng chuẩn nhất là từ mùng 2 đến 14/7 (Âm lịch), vì ngày 15 Diêm Vương sẽ đóng cửa ngục lại, linh hồn nào không về kịp, sẽ vất vưởng trên nhân gian.

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/van-khan-cung-co-hon-ram-thang-7-day-du-ngan-gon-de-nho-nhat-a336577.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan