+Aa-
    Zalo

    Văn hóa xe buýt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước tình trạng hành hung người trên xe buýt, nhiều người không khỏi lo lắng cho rằng, văn hóa giao thông công cộng đang trở thành vấn đề nan giải, cần lưu tâm.

    Vừa qua, dân mạng không khỏi phẫn nộ khi hình ảnh nữ phụ xe buýt bị nhóm thanh niên hành hung tới phải nhập viện. Từ đây, nhiều người không khỏi lo lắng cho rằng, văn hóa xe buýt đang trở thành vấn đề nan giải, cần lưu tâm.

    Trao đổi với PV báo ĐS&PL, chuyên gia tâm lý Trần Ly (Vũng Tàu) cho rằng, nói đến xe buýt người ta nghĩ ngay tới hình ảnh chen lấn, xô đẩy và không ít người ví đi xe buýt là một thử thách lớn cho lòng kiên nhẫn.

    “Đi xe buýt an toàn nhưng những giờ cao điểm những cảnh tượng như người người xô đẩy, chen lấn đề giành được chỗ ngồi… khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Thậm chí, khi bị người khác chạm vào một số người còn quay lại văng tục vài câu mới hả dạ. Một số thanh niên, đặc biệt các em sinh viên, học sinh còn hồn nhiên: Nói chuyện, ăn vặt, cười đùa mà không để ý tới sự khó chịu của người khác.

    Thậm chí, khi bị phụ xe và người lớn nhắc họ còn lườm ngắn, nguýt dài khiến cho ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến cho người ta thấy văn hóa xe buýt hiện nay đang có “vấn đề”, thậm chí là nan giải”, chuyên gia Trần Ly phân tích.

    Chị H., bị đánh với nhiều vết thương trên mặt.

    Cũng theo chuyên gia Trần Ly, cách đây không lâu chị có đọc được bài viết của một sinh viên viết về 1 tháng trải nghiệm xe buýt của mình. Cô gái này ngoài liệt kê những cái “lợi” của đi xe buýt cũng có nhắc tới những điểm hạn chế, chủ yếu liên quan tới “văn minh” khi đi xe buýt.

    “Đó là hình ảnh những nhóm học sinh, sinh viên mang đồ ăn lên xe buýt. Sau khi sử dụng, họ hồn nhiên vứt lại vỏ bánh, vỏ hạt hướng dương… Và chuyện này vẫn diễn ra ở một số tuyến xe buýt. Dù biết rằng, buổi sáng rất vội nhưng không có nghĩa là chúng ta bỏ bẵng đi những thói xấu của bản thân. Ai sẽ là người “dọn rác”? Tại sao chúng ta lại hành xử thiếu tế nhị như thế?”, vị chuyên gia cho hay.

    Trở lại câu chuyện nữ phụ xe bị đánh, vị chuyên gia cho hay, đây là vấn đề đáng báo động hiện nay. Chị Trần Ly phân tích: “Chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ phụ nữ, họ gặp phải không ít phiền toái khi tham gia phương tiện này. Không chỉ bị hành hung nhiều chị em còn bị sàm sỡ, lợi dụng khi lên xe. Cơ bản, đặc trưng của phái nữ là mặc váy ngắn, từ đây một số kẻ biến thái dễ nảy sinh ý đồ xấu, lợi dụng lúc đông người và có hành vi thiếu văn hóa. Cần phải lên tiếng ngay nếu gặp những tình huống này”.

    Chỉ ra nguyên nhân, vị chuyên gia phân tích, một phần nguyên nhân sâu xa liên quan tới cơ sở hạ tầng của các tuyến xe buýt chưa được cải thiện.

    “Từ đây, dẫn tới tình trạng quá tải, hành khách buộc phải chen lấn lên xe, thậm chí còn bị xe "bỏ bến" không cho lên xe. Dù thế, mỗi người cũng phải có sự tự giác, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia phương tiện này.

    Cụ thể, trong trường hợp trên, nếu những thanh niên kia có ý thức thì không tới mức nữ phụ xe buýt phải nhắc nhở, và không có chuyện hành hung dã man như báo chí đã đưa.

    Vì thế, xây dựng văn hóa xe bus chính là cách để chúng ta có được sự thoải mái và tiện lợi hơn cho chính mình và cho người khác khi chọn xe bus là phương tiện giao thông chính”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

    Minh Khôi

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/van-hoa-xe-buyt-a298274.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan