+Aa-
    Zalo

    Vận hành xe buýt BRT: Vẫn còn nhiều việc phải làm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm Hà Nội thừa nhận từ nay đến ngày chính thức đưa xe buýt nhanh vào hoạt động thì còn nhiều việc phải làm.

    (ĐSPL) - Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm Hà Nội thừa nhận từ nay đến ngày chính thức đưa xe buýt nhanh vào hoạt động thì còn nhiều việc phải làm.

    Theo văn bản chỉ đạo của UBND TP, các đơn vị liên quan phải vận hành chạy thử xe buýt nhanh BRT trước ngày 15/12. Tuy nhiên, dự kiến của Sở GTVT Hà Nội, vào ngày 31/12, người dân có thể sử dụng xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội. Đến thời điểm này, các hạng mục kỹ thuật dọc tuyến đường xe buýt nhanh đi qua từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã và ngược lại vẫn đang được thi công.

    Trao đổi với PV, ông Vũ Hà - Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) việc chạy thử khớp nối về vấn đề kỹ thuật đã được thực hiện từ ngày 12/12. Mục đích của việc thử nghiệm này để ghép nối giữa xe buýt và trạm lên xuống xe.

    Xe buýt nhanh đang đếm ngược chờ ngày chính thức hoạt động.

    Qua đó, trong ngày 12/12 phía nhà thầu và liên ngành GTVT đã thống nhất về các vấn đề kỹ thuật phải làm. Dự kiến ngày 31/12 chính thức đưa vào vận hành vận chuyển hành khách.

    Ông Hà nói: “Nhưng để làm được điều đó cần phải làm rất nhiều việc như các biển báo, sơn kẻ tổ chức giao thông và phương án phân luồng tổ chức giao thông. Phương án phân luồng tổ chức giao thông đã được Sở GTVT và CA TP thống nhất trình UBND TP Hà Nội phê duyệt.”

     “Dự kiến trong ngày hôm nay Sở GTVT sẽ ra quyết định phân luồng. Trong quyết định này sẽ có mốc thời gian bắt đầu cấm các phương tiện nào trong giờ nào và cấm từ ngày nào (ví dụ như taxi, cấm xe máy đi trên cầu vượt) nhưng chỉ trong giờ cao điểm thôi.”

    Theo đó, khi xe buýt nhanh đi vào hoạt động, Sở GTVT sẽ cấm xe khách, ô tô tải (từ 500kg trở lên) hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h00-9h00, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu - Vạn Phúc). Các xe chở học sinh, cán bộ công nhân viên và xe xử lý sự cố được hoạt động bình thường.

    Đối với xe taxi sẽ cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h00-9h00, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương. Với các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, xe khắc phục sự cố được hoạt động bình thường.

    Tại 2 cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương - Láng, sẽ có tín hiệu đèn ưu tiên cho xe BRT lên cầu nhằm giảm xung đột với các loại phương tiện cơ giới khác.

    Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ cấm các phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đi trên 2 cầu vượt trên trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30); cấm toàn bộ xe tải, xe ô tô chở hàng… lưu thông trên 2 cây cầu vượt.

    Sau khi Sở GTVT phê duyệt thì sẽ thông tin ra để cho người dân biết và chủ động lộ trình. Sẽ có thời gian khoảng độ 10 ngày người dân nắm được rõ lộ trình rồi thì lúc đó mới cho triển khai cái thực tế ngoài hiện trường.

    “Sẽ công bố về tuyến vận tải hành khách công cộng, dự kiến trong ngày hôm nay sẽ công bố mở tuyến mới số 99, và công bố phương án cụ thể về tổ chức giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và do trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị của Sở GTVT sẽ phụ trách.” – Ông Hà nhấn mạnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/van-hanh-xe-buyt-brt-van-con-nhieu-viec-phai-lam-a174193.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan