Uống rượu bia khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông. Ngoài bị phạt tiền, người uống rượu lái xe còn bị tước giấy phép lái xe.
Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Ảnh minh họa |
Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Do trong thành phần của rượu, bia có chứa chất ethanol hay còn được gọi là cồn, gây độc hại cho cơ thể và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tư duy, trí tuệ của cá nhân người sử dụng.
Theo đó, luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định cấm tuyệt đối người uống rượu bia không được điều khiển các loại phương tiện giao thông nhằm hạn chế các nguy hiểm chính người uống rượu bia cũng như những người tham gia giao thông khác.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các quy định này được thực hiện nghiêm chỉnh tuyệt đối thì chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Quy định có hiệu lực từ 1/8/2016 đối với các mức phạt liên quan đến hành vi lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định như sau:
Phương tiện giao thông là ô tô hoặc các loại xe tương tự ô tô
Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hay hơi thở có nồng độ cồn nhưng không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu thì bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.
Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hay hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1lit khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng.
Bên cạnh bị phạt tiền nếu người điều khiển xe còn vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khoảng 1 – 6 tháng kể từ ngày phạt và tùy theo từng trường hợp nặng – nhẹ.
Phương tiện giao thông là xe máy
Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy hay các loại xe tương tự khác mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 mg/100 ml máu sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.
Đối với người điều khiển xe mà trong máu hay hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc để vượt quá 0,4 mg/1 lit khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe không chấp hành đúng theo yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn hay chất ma túy của những người thi hành công vụ cũng sẽ bị phạt.
Ngoài việc bị phạt tiền nếu người điều khiển xe vi phạm cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khoảng từ 1 – 5 tháng kể từ ngày phạt và tùy theo từng trường hợp nặng – nhẹ.
Không chỉ bị phạt hành chính, điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 còn quy định:
Nếu người nào tham gia giao thông đường bộ mà bị vi phạm quy định về các luật an toàn giao thông trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá ngưỡng quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hay các chất kích thích khác mà gây tai nạn sẽ bị phạt tù từ 3 – 10 năm.
Thủy Tiên (T/h)