+Aa-
    Zalo

    UBKT tỉnh Hà Nam không thông báo kết luận kiểm tra bằng văn bản vụ “Phó chủ tịch tỉnh bị DN tố lạm quyền” cho người tố cáo đã thực sự thuyết phục chưa?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Việc Ủy Ban Kiểm tra tỉnh Hà Nam không ra văn bản thông báo kết luận mà chỉ thông báo trực tiếp về vụ vụ “Phó chủ tịch tỉnh bị DN tố lạm quyền” khiến người tố cáo

    (ĐS&PL) Mặc dù Ủy Ban Kiểm tra tỉnh Hà Nam đã thành lập đoàn Kiểm tra xác minh nội dung đơn tố cáo của ông Vũ Quang Khải – GĐ cty Quang Khải đối với ông Trương Quốc Huy – PCT UBND tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, việc Ủy Ban Kiểm tra tỉnh Hà Nam thông báo kết luận kiểm tra bằng hình thức thông báo trực tiếp cho người tố cáo (không bằng hình thức văn bản) khiến họ chưa thực sự đồng tình.

    Nội dung tố cáo đã rõ…

    Như chúng tôi đã phản ánh trong bài viết “Hà Nam: Một Phó chủ tịch UBND tỉnh bị doanh nghiệp tố lạm quyền?”, Cuối năm 2018, ông  Vũ Quang Khải – GĐ cty Quang Khải (TP Phủ Lý, Hà Nam) đã trực tiếp làm đơn tố cáo hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” của ông Trương Quốc Huy – PCT UBND tỉnh Hà Nam tới Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam và các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thanh tra Chính Phủ…  Nội dung ông Khải có gửi kèm theo bản ghi âm việc ông Khải bị ông Huy gọi lên phòng làm việc để đàm phán chuyển nhượng hoạt động kinh doanh cầu cảng phục vụ Nhà máy Xi măng Vicem Bút Sơn cho công ty “sân sau”.

    Được biết, hành vi ép doanh nghiệp từ bỏ hoạt động kinh doanh của ông Huy không chỉ đơn thuần là tranh mối làm ăn mà còn nhằm che giấu những phi vụ nhập nguyên liệu đầu vào của Nhà máy thông qua các doanh nghiệp “sân sau”. Theo ông Vũ Quang Khải – GĐ Cty TNHH Quang Khải thì tất cả nguồn nguyên liệu nhập vào Nhà máy Xi măng Bút Sơn đều phải thông qua dịch vụ cầu cảng của công ty Quang Khải nên ông nắm giữ sổ sách chi tiết đến từng lô hàng. Ông Khải cho biết thêm, trong thời gian ông Trương Quốc Huy làm Tổng GĐ Vicem Bút Sơn đã đứng sau rất nhiều công ty để chuyên cung cấp vật tư cho nhà máy gồm: 1. Cty TNHH vận tải Phúc Vinh, địa chỉ: Lô E, đường N5 Khu CN Hòa Xá, xã Mĩ Xá, TP Nam Định; 2. Cty TNHH thương mại vận tải Linh Trang, địa chỉ: Số 2 Bến Thóc, TP Nam Định; 3. Cty TNHH thương mại Đầu tư vận tải Hà Anh, địa chỉ: Số 10 Bến Thóc, TP Nam Định. Theo thống kê sổ sách của ông Khải thì lượng vật tư cung cấp vào nhà máy của các công ty “sân sau” này tính đến ngày 31/12/2018 lên tới 575 ngàn tấn. Trong đó: than 309 ngàn tấn; thạch cao 77 ngàn tấn; xỷ 187 ngàn tấn. 

    So với nguồn lợi thu được từ việc nhập nguyên liệu đầu vào thông qua các công ty “sân sau” này thì lợi nhuận của dịch vụ bốc xếp hàng hóa trong cảng xi măng Bút Sơn hoàn toàn không thấm vào đâu. Tuy nhiên, việc ông Khải nắm quá chi tiết khối lượng vận chuyển hàng hóa đầu vào khiến ông Huy thấp thỏm, bất an. Bên cạnh đó, sau khi cảng Bút Sơn đã được công ty Quang Khải đầu tư bài bản, hoạt động nhuần nhuyễn nhiều năm, nếu doanh nghiệp người nhà của ông Huy “nhảy” vào mua lại với giá rẻ thì cũng sẽ thu được nguồn lợi không nhỏ và đều đặn. Đây chính là hai nguyên nhân khiến ông Khải bị ông Huy tìm cách “hất cẳng” ra khỏi cảng xi măng Bút Sơn.

    Ngoài số liệu sổ sách lưu giữ, để chứng minh các doanh nghiệp “sân sau” liên quan đến ông Trương Quốc Huy – PCT UBND tỉnh Hà Nam, ông Khải còn cung cấp các Hợp đồng nhập nguyên liệu kí kết giữa các doanh nghiệp này dẫn tới Nhà máy Xi măng Bút Sơn. Trong đó có bút tích của ông Trương Quốc Huy khi còn là Tổng GĐ. Ví dụ: Ngày 07/12/2015, ông Huy  đại diện Cty Xi măng Bút Sơn kí hợp đồng mua xỷ lò cao phục vụ sản xuất với Cty TNHH Thương mại và Xây lắp Xuân Lộc Phát, địa chỉ tại số nhà 42, đường Quang Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình, do ông Châu Thành Chân làm GĐ. Nhưng, đến tháng 8/2016, Cty Xuân Lộc Phát không được bán xỷ lò cao trực tiếp vào Nhà máy Xi măng Bút Sơn nữa mà phải bán qua công ty TNHH TM Vận tải Linh Trang.

    Tương tự, các công ty Phúc Vinh, công ty Hà Anh như đã nêu ở trên đều độc quyền bao tiêu nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy xi măng Bút Sơn. Hóa đơn nguyên liệu than đầu vào của Cty Phúc Vinh có giá chưa tới 1,3 triệu đồng/tấn, nhưng được bán cho xi măng Bút Sơn với giá gần 1,9 triệu đồng/tấn, mức chênh lệch tới gần 600 ngàn đồng/tấn. Như vậy, với 309 ngàn tấn than và 77 ngàn tấn thạch cao được mua bán qua các công ty trung gian sẽ thất thoát lên đến hàng trăm tỉ đồng.

     Cầu cảng tại Cty CP xi măng Vicem Bút Sơn mà Cty Quang Khải đang kinh doanh.

    Không thông báo kết luận kiểm tra bằng văn bản...

    Đơn tố cáo của ông Khải được gửi đi ngày 15/12/2018 thì đến ngày 14/1/2019, ông Khải nhận được giấy mời số 669-CV/UBKT TU của Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam mời đến làm việc. Tại buổi làm việc này, ông Khải đã cung cấp toàn bộ thông tin và chứng cứ mà ông thu thập được cho đoàn kiểm tra.

    Sau thời gian ngắn làm việc, xác minh thông tin nữa, đến ngày 25/4/2019, ông Khải lại được UBKT TU Hà Nam mời lên và được bà Lê Thị Hồng Hà – Phó Chủ nhiệm UBKT TU trả lời rằng đã xem xét các vấn đề ông Khải nêu trong đơn tố cáo và kết luận là “chưa đủ căn cứ”. 

    Ông Khải đề nghị UBKTTU trả lời đơn của ông bằng văn bản nhưng đề nghị hợp pháp này của ông cũng không được cán bộ UBKTTU chấp thuận với lý do chỉ cần đọc thông báo nội dung kết quả kiểm tra là đủ. Với tư cách là nguyên đơn, ông Khải không đồng tình với kết luận này của UBKTTU và cho rằng việc làm này là chưa thật sự phù hợp những quy định của luật Tố cáo năm 2018.

    Theo ông Khải thì, thứ nhất: Việc ông Huy can thiệp vào hoạt động kinh doanh cầu cảng của công ty Quang Khải, ép doanh nghiệp này thoái vốn đã được thể hiện rõ trong cuộc đàm phán 4 người gồm: ông Huy PCT tỉnh, ông Quý là em rể của ông Huy, ông Hùng – PGĐ  Xi măng Bút Sơn và ông Khải. Đây chính là chứng cứ để khẳng định ông Huy có dấu hiệu vi phạm Điều 8 trong Quy định 47 của Ban Chấp hành TƯ về 19 điều Đảng viên không được làm.

    Thứ hai: Thông tin về những doanh nghiệp “sân sau” của ông Huy đang bao tiêu nguồn nguyên liệu đầu vào của Nhà máy Xi măng Bút Sơn mà ông Khải cung cấp đã rõ đến từng địa chỉ công ty, rõ số Hợp đồng kí kết, thậm chí chi tiết đến giá trị từng lô hàng, số hóa đơn…Tất cả đều được lưu giữ tại doanh nghiệp và lưu giữ tại Cục thuế nên UBKTTU Hà Nam xác định nội dung tố cáo “chưa đủ căn cứ” là chưa thực sự thuyết phục.

    Ngày 3/5/2019, ông Khải một lần nữa gửi đơn tới Thường trực tỉnh ủy, Ủy Ban Kiểm tra tỉnh ủy Hà Nam đề nghị trả lời đơn tố cáo của ông bằng văn bản theo đúng các quy định trong Luật Khiếu nại và Tố cáo.

    Báo Đời sống & Pháp luật sẽ tiếp tục phản ánh.

    Nhóm PV/Sức khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ubkt-tinh-ha-nam-khong-thong-bao-ket-luan-kiem-tra-bang-van-ban-vu-pho-chu-tich-tinh-bi-dn-to-lam-quyen-cho-nguoi-to-cao-da-thuc-su-thuyet-phuc-chua-a275763.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.