+Aa-
    Zalo

    Tỷ giá USD/VND khó giữ ổn định bởi giá vàng trồi sụt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo các chuyên gia tài chính, sự diễn biến khó lường của thị trường vàng có thể ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ giá ổn định đối với thị trường trong nước.

    (ĐSPL) - Theo các chuyên gia tài chính, sự diễn biến khó lường của thị trường vàng có thể ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ giá ổn định đối với thị trường trong nước.

    Thông tin trên báo TTXVN, thị trường vàng thế giới cũng như trong nước đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là tăng giá đột biến trong thời gian ngắn. Theo các chuyên gia tài chính, sự diễn biến khó lường của thị trường vàng có thể ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ giá ổn định đối với thị trường trong nước.

    PGS. TS Ngô Hướng, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho biết, đối với những nền kinh tế có hiện tượng nhập siêu cao như Việt Nam thì khó có thể duy trì tỷ giá ổn định trong tình hình thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp như hiện nay.

    Đặc biệt, khi giá USD trên thị trường thế giới tăng lên sẽ ảnh hưởng đến giá USD trên thị trường nội địa, vì USD là một đơn vị tiền tệ được dùng trong thanh toán quốc tế rất phổ biến. Do đó, nếu Ngân hàng Nhà nước không sớm đưa ra những giải pháp hiệu quả thì khó có thể ổn định được tỷ giá trong dài hạn.

    Theo PGS. TS Ngô Hướng, trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng giải pháp tình thế là can thiệp vào thị trường, bằng cách bán USD với giá ổn định để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ làm cho VND lên giá và không khuyến khích xuất khẩu. Còn về dài hạn, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam phải có giải pháp tăng cường sức mạnh của nền kinh tế, sản xuất được nhiều hàng hóa có khả năng xuất khẩu ra thị trường thế giới để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

    Theo các chuyên gia tài chính, sự diễn biến khó lường của thị trường vàng có thể ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ giá ổn định đối với thị trường trong nước. (Ảnh minh họa).

    Thời báo Kinh tế Việt Nam thông tin, sự ổn định của tỷ giá USD/VND nửa đầu năm nay đặt trong bối cảnh chỉ số USD-Index giảm 3,02\% so với đầu năm, đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm 2,5\%, đồng Euro lên giá 2,47\%, đồng Yên Nhật lên tới 14,79\%, theo dữ liệu tính toán của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn kinh tế Việt Nam.

    Trong tương quan diễn biến của các đồng tiền chính trong rổ tham chiếu, VND tưởng như lạc lõng và quá độc lập trong “căn phòng” của tỷ giá trung tâm. Nhưng, TS. Trịnh Quang Anh lưu ý rằng, cần nhìn theo cả quá trình thì thấy diễn biến của những đồng tiền trên là sự điều chỉnh so với trước đó.

    Ví như cùng mốc dữ liệu trên so với cùng kỳ năm trước, USD-Index tăng tới 6,69\%, Nhân dân tệ lên nhẹ 0,06\%, đồng Euro mất tới 9,46\%, Yên Nhật mất 2,9\% ...

    Với tỷ giá USD/VND, thực tế còn phải nhìn đến sự can thiệp rất rõ và có tính quyết định khác của Ngân hàng Nhà nước. Đó là việc chặn giá mua vào, không để tỷ giá rơi quá sâu kể từ đầu tháng 2/2016 cho đến nay.

    Cụ thể, trước nguồn cung lớn và tỷ giá rơi nhanh, ngày 1/2/2016 Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc nâng mạnh giá mua vào với 22.300 VND. Nếu không có sự can thiệp này, tỷ giá USD/VND hẳn còn rơi sâu nữa so với đầu năm, và càng đi ngược với các dự báo.

    Mức chặn 22.300 VND được giữ suốt 6 tháng qua. Đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục mua vào ngoại tệ ở mức đó; tỷ giá trên liên ngân hàng ổn định xoay quanh.

    Nhìn lại, tỷ giá USD/VND đã không tăng nổi, thậm chí giảm đáng kể so với đầu năm. Một yếu tố hỗ trợ xuất khẩu theo đó đã không thể hiện. Tuy nhiên, có thể nhìn ngược lại, việc Ngân hàng Nhà nước chặn đà rơi của tỷ giá cũng là một sự hỗ trợ gián tiếp.

    Một vấn đề liên quan được đặt ra, trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, đặc biệt là các ngành hàng nông sản đã thể hiện khó khăn từ trong năm 2015 kéo dài đến nay, tỷ giá USD/VND cần có hướng tăng nhất định, hay phá giá VND ở mức độ nhất định để hỗ trợ xuất khẩu một cách rõ ràng hơn.

    Tuy nhiên, với cơ chế tỷ giá trung tâm và sự ổn định thể hiện trong nửa đầu năm nay, và ngay cả trước một thế giới đầy biến động, nhà điều hành muốn chủ động phá giá một bước đáng kể cũng khó, mà phải truyền dẫn theo cách trườn bò của cơ chế điều hành mới.

    “Theo tôi nghĩ, ngay từ đầu năm, khi xác định các chỉ tiêu điều hành dựa trên các cân đối vĩ mô tổng thể, Ngân hàng Nhà nước đã xác định một mức tỷ giá mục tiêu để dẫn dắt thị trường đạt được nó, chứ không phải đến lúc nào đó thấy cần hỗ trợ cho xuất khẩu mới đột ngột điều chỉnh”, TS. Trịnh Quang Anh trả lời VnEconomy, trước vấn đề xuất khẩu cần sự hỗ trợ từ chính sách tỷ giá nói trên.

    Không có công bố cụ thể về mức tỷ giá mục tiêu. Quan điểm và định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước vẫn là giữ ổn định. Những gì đang thể hiện vẫn là sự cân đối các yếu tố trong “căn phòng” của tỷ giá trung tâm.

    Nhưng, song song, cho đến nay nhà điều hành đang có được chuỗi mua ròng ngoại tệ lớn và dài nhất trong những năm gần đây. Dự trữ ngoại hối theo đó được nâng cao, mà đây là một lực đỡ cho tín nhiệm quốc gia, góp thêm khả năng chống đỡ của quốc gia trước một thế giới đầy biến động.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ty-gia-usdvnd-kho-giu-on-dinh-boi-gia-vang-troi-sut-a139725.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan