Một công việc yêu thích cộng với mức lương lý tưởng là điều mà bất kỳ ai khi đi xin việc cũng ao ước. Nhưng phải làm thế nào để có thể nói rõ với nhà tuyển dụng về mức lương mà bạn mong muốn.
Careerlink xin chia sẻ cùng bạn những bí quyết thương lượng lương khi phỏng vấn xin việc.
1. Lương bổng sẽ thương lượng sau
Lương bổng luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên khi bạn nộp hồ sơ xin việc ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng đó không phải lý do để vội vàng đề cập đến khi bạn được mời phỏng vấn. Thay vào đó bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực thất sự của bạn. Khi đó việc thõa thuận lương sẽ dễ dàng và nhà tuyển dụng cũng sẽ không đánh giá bạn là người chỉ biết tới lợi ích cả nhân.
2. Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương tương ứng
Bạn muốn thõa thuận thành công mức lương thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ về công việc chứng tỏ bạn là người quan tâm đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng sẽ là lợi thế khi đề cập đến mức lương bạn mong muốn.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo về mức lương để chắc chắn rằng bạn sẽ không đưa ra mức lương quá thấp hay quá cao so với vị trí công việc ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về mức lương bằng cách hỏi người thân, bạn bè hoặc liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ.
3. Hãy để nhà tuyển dụng nói về mức lương trước
Mặc dù mức lương là vấn đề bạn vô cùng quan tâm khi đi xin việc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trong cuộc phỏng vấn bạn vội đề cập đến mức lương khi cuộc phỏng vấn chưa kết thúc. Thay vì bạn là người đặt câu hỏi, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó.
Nếu bạn đặt câu hỏi về mức lương trước, có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đánh giá quá cao bản thân trước khi thuyết phục được họ cần bạn.
4. Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
Khi phỏng vấn ứng viên nhà tuyển dụng đã chuẩn bị trước mức lương sẽ thương lượng với bạn. Và đó có thể cũng là mức lương mà họ đã trả cho nhân viên làm việc ở vị trí bạn ứng tuyển. Vì vậy, khi được hỏi về mức lương bạn đừng nội vàng đưa ra một mức lương cụ thể. Tốt nhất bạn nên đá quả bóng đó về phía nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi như:Tôi muốn mức lương giống như những nhân viên có cùng trình độ với tôi Hoặc bạn có thể nói: Tôi đã nghĩ mức lương này trong khoảng…
Và để tránh mắc phải sai lầm khi thương lượng lương, tốt nhất bạn nên tìm hiểu mức lương dao động trước khi đưa ra mức lương mong muốn. Nếu không bạn có thể bị trả lương thấp hơn so với vị trí công việc hoặc nếu mức lương quá cao nhà tuyển dụng cũng sẽ không đồng ý và điều đó có thể khiến bạn không được chọn.
5. Thẳng thắn khi thương lượng lương
Vấn đề lương thưởng trong phỏng vấn là vấn đề vô cùng quan trọng vì vậy khi được nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn hay yêu cầu về mức lương thì bạn đừng ngần ngại. Đừng nói theo kiểu: “đây là công việc tôi yêu thích hay điều quan trọng nhất đối với tôi là được học hỏi và rèn luyện kinh nghiệm. Còn chuyện lương bổng chỉ là thứ yếu”.
Những câu trả lời như vậy có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không có năng lực hoặc không tự tin trong công việc. tệ hại hơn họ có thể cho rằng bạn đang nói dối. Khi đó không chỉ bị mất đi cơ hội thương lượng mức lương mong muốn mà có thể bạn sẽ không được nhà tuyển dụng chọn. Nếu chính nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề đó, hãy cho họ biết bạn rất sẵn lòng thảo luận về lương bảo sau khi bạn tìm hiểu kỹ về công việc.
6. Cẩn thận khi nói về mức lương cũ
Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ và công việc hiện tại bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể ở vị trí mới này mức lương của bạn được trả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cũ. Do đó câu trả lời thành thật của bạn có thể sẽ là một điểm quan trọng để nhà tuyển dụng trả lương cho bạn ở công việc mới.
Diane Barowsky- một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng khuyên các ứng viên: “Những gì tôi đang làm không quan trong, quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao”. Ông cũng giải thích thêm: Nếu mức lương của bạn đang ở cấp thấp, thì việc nói thật sẽ chống lại quá trình đàm phán lương của bạn.
Mức lương là yếu tố quan trọng phản ánh năng lực làm việc của bạn. Tuy nhiên đó là vấn đề rất dễ đưa cuộc phỏng vấn vào bế tắc. Vì vậy, thay vì đề cập đến mức lương, bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng cần bạn. Khi đó, người đưa ra mức lương để đàm phán sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải là bạn.
Nguồn: Website viec lam online Careerlink.vn - viec lam ha noi
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyet-chieu-thuong-luong-luong-trong-phong-van-a78284.html