+Aa-
    Zalo

    Tương lai của Samsung sau khi “thái tử” bị bắt giữ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tương lai của tập đoàn Samsung khiến nhiều người lo lắng. Chỉ trong vòng 6 tháng trở lại đây, tập đoàn này đã phải đối mặt với 2 sự cố nghiêm trọng đó là đợt triệu hồi...

    Tương lai của tập đoàn Samsung khiến nhiều người lo lắng. Chỉ trong vòng 6 tháng trở lại đây, tập đoàn này đã phải đối mặt với 2 sự cố nghiêm trọng đó là đợt triệu hồi Galaxy Note 7 trên toàn cầu và Phó chủ tịch Lee Jae Yong bị bắt vì cáo buộc hối lộ tại Hàn Quốc.

    Theo tin tức trên báo VnExpress, chỉ trong 6 tháng qua, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã vướng vào hai scandal chấn động: Galaxy Note 7 trên toàn cầu bị triệu hồi do phát nổ liên tiếp và Phó chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong bị bắt giữ với hàng loạt cáo buộc liên quan đến vụ bê bối chính trị chấn động nước này.

    Các công tố viên Hàn Quốc cáo buộc, ông Lee đã chi hàng chục triệu USD cho một quỹ phi lợi nhuận của Choi Soon-sil (bạn thân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye), để được Chính phủ chấp thuận một thương vụ sáp nhập gây tranh cãi. Thương vụ này được cho là sẽ củng cố quyền lực của ông tại đế chế đa ngành lớn nhất Hàn Quốc này.

    Phó chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong bị bắt giữ vì liên quan đến bê bối chính trị chấn động Hàn Quốc. (Ảnh: Tiền Phong)

    Hãng thông tấn Yonhap trích nhận định của một số nhà phân tích cho rằng, sau sự việc này, Samsung có thể phải ngừng các kế hoạch đầu tư, kinh doanh mới, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Ngoài ra, Samsung có thể sẽ ngừng quá trình tái cấu trúc với mục tiêu ban đầu là củng cố quyền kiểm soát của ông Lee. Điều này đồng nghĩa với việc các thương vụ mua bán – sáp nhập của “đế chế” khổng này cũng có thể bị treo một thời gian.

    Báo Tiền Phong cũng đưa tin, hiện tại, Samsung cũng như ông Lee Jae Yong, bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc nhằm vào mình. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, ông Lee Jae Jong có thể xử lý công việc của mình ngay cả ở trong tù. Người dân Hàn Quốc vẫn học tập, làm việc bằng sản phẩm của Samsung, chữa bệnh tại bệnh viện của Samsung và sử dụng hàng loạt các dịch vụ thiết yếu do tập đoàn này cung cấp.

    Tuy nhiên, Forbes cho rằng, việc ông Lee bị bắt chưa hẳn đã là một điều hoàn toàn xấu. Đây có thể sẽ là bước tiến trong công cuộc cải tổ lại các tập đoàn gia đình (chaebol) hùng mạnh tại Hàn Quốc.

    Daniel Gleeson - chuyên gia phân tích tại Ovum cho biết thời điểm toàn bộ hệ thống Samsung đang bị theo dõi sát sao này là cơ hội thích hợp cho những nhà đầu tư có ý định cải tổ cấu trúc doanh nghiệp cho hãng.

    "Đây là thời điểm hoàn hảo để chia tách Samsung Electronics. Bình thường, đây là một trong những công ty lớn nhất và quyền lực nhất thế giới, nhúng tay vào rất nhiều lĩnh vực và có cấu trúc phức tạp, đồ sộ. Vì thế, chia tách là việc cực kỳ khó", Gleeson nhận xét.

    Được biết, trong thơi gian qua, Samsung đã rất cố gắng để cải thiện mối quan hệ với các nhà đầu tư. Gần một năm trước, công ty đã công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Những ưu đãi Samsung dành cho nhà đầu tư chính là lý do giúp giá cổ phiếu Samsung Electronics tăng hơn 60% năm qua. Ngay cả sau tin tức ông Lee bị bắt, giá cổ phiếu của Samsung cũng chỉ giả đi 0,4% trong ngày hôm đó.

    Được biết, tại Hàn Quốc, Samsung là một “đế chế” thực sự, với tổng giá trị của tập đoàn chiếm hơn 20% thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Samsung không chỉ là các sản phẩm điện tử tiêu dùng, mà còn là xe hơi, bệnh viện, trường học, nhà ở,... và cả vũ khí quân dụng.

    Biểu tượng của Tập đoàn Samsung có mặt gần như trên tất cả mọi mặt của đời sống tại Hàn Quốc. 15% nền kinh tế của Hàn Quốc hoạt động xung quanh tập đoàn Samsung.

    (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-lai-cua-samsung-sau-khi-thai-tu-bi-bat-giu-a181703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan