Từ năm 2021, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.
Từ ngày 1/1/2021, Bộ Luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực. Theo Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người biết.
Đồng thời, Bộ Luật Lao động mới cũng bỏ quy định "người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ" đang được áp dụng tại Điều 104 Bộ Luật Lao động năm 2012.
Từ năm 2021, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Ảnh minh họa |
Về thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, theo quy định tại Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Hiện hành quy định cố định thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong 1 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với bộ Y tế ban hành.
Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định. Trong đó, bao gồm việc phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 40 giờ trong 1 tháng.
Bộ luật Lao động 2019 vẫn giữ nguyên thời gian làm việc bình thường như quy định hiện nay là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện.
Hoàng Yên (T/h)