+Aa-
    Zalo

    Từ 16/7, không được đặt tên con quá dài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày 28/5/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015.

    Ngày 28/5/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015.

    Từ 16/7, không được đặt tên khai sinh quá dài, khó sử dụng.

    Cụ thể, từ ngày 16/7, việc xác định họ, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật, giữ gìn bản sắc dân tộc, không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

    Đây là một trong những điểm mới của Thông tư 04/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

    Ông bà, người thân đi đăng ký khai sinh cháu thì không cần văn bản ủy quyền, nhưng phải thống nhất nội dung khai sinh với cha, mẹ của trẻ.

    Ngoài ra, việc chứng minh quan hệ cha, mẹ, con cũng được đơn giản hóa hơn. Nếu không có chứng cứ, các bên sẽ lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ con và cần ít nhất hai người làm chứng. Trước đây, ngoài văn bản cam đoan, người dân phải có thư từ, phim ảnh, vật dụng khác để chứng minh quan hệ.

    Việc đặt tên hiện nay không có quy định cụ thể. Nhiều người tên quá dài, khi làm chứng minh thư, bằng lái xe phải viết tắt chữ đệm. Như chị Nguyễn Thị Kim Hoàng Linh Phương ở Đồng Nai đã làm thủ tục xin đổi tên thành Nguyễn Thị Kim Phương cuối năm 2019. Lý do là khi đi làm thẻ ngân hàng, tên của chị nhiều chữ, các chữ đều dài nên không thể làm thẻ.

    Bên cạnh đó trường hợp yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh.

    Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân.

    Theo quy định của Thông tư 04, việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch (sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch…); không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác...

    Giấy tờ hộ tịch được cấp hợp lệ kể từ ngày 01/01/2016 mà thông tin hộ tịch còn thiếu thì được bổ sung, nếu có giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hợp lệ chứng minh.

    Trường hợp cá nhân đã được đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/ 2016 nhưng Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh không ghi ngày, tháng sinh thì được bổ sung ngày, tháng sinh theo Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-167-khong-duoc-dat-ten-con-qua-dai-a329754.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan