+Aa-
Zalo

Trước khi thảm họa xảy ra, giới chức Indonesia tuyên bố "không có sóng thần"

  • DSPL

(ĐS&PL) - Chính quyền Indonesia ban đầu tuyên bố đây không phải là sóng thần, chỉ là một đợt thủy triều dâng cao và kêu gọi công chúng không hoảng sợ.

Chính quyền Indonesia ban đầu tuyên bố đây không phải là sóng thần, chỉ là một đợt thủy triều dâng cao và kêu gọi công chúng không hoảng sợ.

[presscloud]6364[/presscloud]

Sóng thần tối 22/12 ập vào các bờ biển ở eo biển Sunda, gây thiệt hại nghiêm trọng đến Serang, Pandeglang và Nam Lampung. Tuy nhiên, chính quyền Indonesia ban đầu tuyên bố đây không phải là sóng thần là một đợt thủy triều dâng cao và kêu gọi công chúng không hoảng sợ.

Phát ngôn viên của Ủy ban Phòng chống Thiên tai Quốc gia Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho sau đó đã xin lỗi về sai lầm trên Twitter, nói rằng vì không có động đất nên khó xác định nguyên nhân của vụ việc. "Ban đầu đã có sai lầm, chúng tôi xin lỗi", ông viết.

Cơ quan địa vật lý Indonesia do cho biết núi lửa Anak Krakatau đã phun trào khoảng 24 phút trước khi sóng thần xảy ra. Anak Krakatau là ngọn núi lửa trẻ hình thành trong lòng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda, sau vụ phun trào dữ dội năm 1883 khiến 36.000 người thiệt mạng. 

Ông Nugroho nói rằng sóng thần được kích hoạt bởi các vụ phun trào núi lửa là hiện tượng hiếm. "Không có trận động đất nào và vụ phun trào Anak Krakatau cũng không lớn lắm", ông cho biết và nhấn mạnh không có cơn chấn động địa chấn lớn nào báo hiệu sóng thần sắp đến.

Các cư dân ven biển cũng cho biết họ không nhìn thấy hoặc cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào như nước rút hoặc động đất trước khi những con sóng lớn ập vào bờ.

Khung cảnh tan hoang tại bờ biển Indonesia sau trận sóng thần kinh hoàng. Ảnh: Reuters

Tính tới 14h hôm nay (23/12) đã có 168 người thiệt mạng, 745 người bị thương và 30 người mất tích sau thảm họa. "Chúng tôi đang tóm tắt các báo cáo về tác động của sóng thần xảy ra ở eo biển Sunda, đặc biệt là Serang, Pandeglang và Nam Lampung", ông Nugroho cho biết.

Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm nên là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới. Hồi tháng 9, động đất 7,5 độ ở Sulawesi gây sóng thần đã khiến 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người mất tích.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truoc-khi-tham-hoa-xay-ra-gioi-chuc-indonesia-tuyen-bo-khong-co-song-than-a256208.html
Sự kiện: Thế giới 24h
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày