(ĐSPL) - Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm củng cố quyền kiểm soát của cái gọi là “quận Tam Sa” đối với vùng biển đảo tranh chấp.
|
Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng, khi khơi luồng đắp đảo nhân tạo ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà nước này đánh chiếm của Việt Nam năm 1988.
|
Theo báo mạng WantChinaTimes của Đài Loan, cái quận này được thành lập vào ngày 24/7/2012 và bao gồm các quần đảo Trường Sa (mà các nước Brunei, Philippines, Việt Nam, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần), quần đảo Hoàng Sa (mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền) và Macclesfield Banhk (mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền).
Theo Tân Hoa Xã, "nhiều tuyến đường thủy" đã được khởi công ở quần đảo Hoàng Sa vào ngày 22/7. Cùng ngày, Cục Quản lý Tam Sa về Công nghiệp và Thương mại bắt đầu phục vụ khách hàng để cung cấp dịch vụ công nghiệp và thương mại cho người dân cũng như cấp giấy phép kinh doanh. Tân Hoa Xã cũng ca ngợi sự phát triển của cái gọi là “hệ thống hành chính Tam Sa”, nói rằng 61 doanh nghiệp với tổng tài sản 98 triệu USD đã được cấp phép thành lập các doanh nghiệp trong “quận này”.
Quân đội Trung Quốc hiện đang đồn trú trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa và và Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa. Một đơn vị quân đội nhỏ có nhiệm vụ thu thập nước mưa và khử mặn nước biển thành nước sinh hoạt trên đảo Phú Lâm.
Trung Quốc hiện đang khai thông nhiều luồng lạch qua các đảo san hộ cho giao thông đường thủy. Công trình chính là khơi sâu tuyến đường thủy sâu 170 mét qua đảo Duy Mộng (Drummond Island). Hiện thời tuyến đường thủy này chỉ phục vụ cho tàu cá và tàu cao tốc loại nhỏ. Sau 3 năm khai thông luồng lạch, tuyến đường thủy này sẽ cho phép tàu lớn tự do đi lại.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành khai thông luồng lạch ở đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định: Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Trung Quốc ở hai quần đảo này đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-the-che-hoa-tranh-chap-bien-dong-a43146.html