Bên cạnh đó, còn có cả khu vực dân cư, khu du lịch… Tất cả đang dần hình thành với sự trợ giúp của máy hút cát dưới lòng biển của Trung Quốc.
Philippines đã tố cáo Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Ảnh: Telegraph |
Khi Tổng thống Philippines tố cáo Trung Quốc hồi tuần trước, ông chỉ đưa ra những bức ảnh chụp từ trên không các hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Tấm đồ họa của báo SCMP cho người ta nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Gạc Ma, nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp cả Philippines và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Riêng với Philippines thì an nguy quốc gia của họ bị đe dọa thật gần.
Theo các nhà phân tích thời sự, Trung Quốc đang đi từ phòng vệ sang tấn công. Khi sân bay ở Gạc Ma hoàn thành, với sân bay đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (chiếm đóng trái phép của Việt Nam, Bắc Kinh sẽ có cớ thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không trên biển" bao trùm cả Biển Đông. Đây là điều từng được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
Bắc Kinh phủ nhận ý định lập ADIZ ở Biển Đông, song khi đã có sân bay ở cả hai đầu Đông Tây của Biển Đông rồi thì mọi chuyện có thể sẽ khác. Cùng với việc gấp rút xây dựng căn cứ quy mô trên đảo nhân tạo Gạc Ma, theo tờ SCMP, Trung Quốc đang có kế hoạch biến bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu) theo một kế hoạch tương tự.