(ĐSPL) - Với những hành động hung hãn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc xem ra đang “mất cả chì lẫn chài” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
|
Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu Việt Nam |
Theo học giả Tim Kumpe – thạc sĩ chuyên nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ tại Đại học Goethe, Frankfurt, CHLB Đức, hành động thay đổi hiện trạng của Bắc Kinh đã làm thay đổi môi trường địa chiến lược một cách bất lợi cho Trung Quốc. Xem ra, Trung Quốc đang “mất cả chì lẫn chài”.
Trong một bài viết đăng trên Asia Times Online, học giả Tim Kumpe viết: Tình thế bất lợi này giải thích thái độ thô lỗ của Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham trưởng quân đội Trung Quốc, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây, khi bị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng chỉ trích Trung Quốc đã hành động trái với luật pháp quốc tế ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một số bộ trưởng quốc phòng ở Châu Á-Thái Bình Dương tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La cũng tán thành những lời chỉ trích này.
Thay vì làm xói mòn các liên minh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh đã đau đớn nhận thấy rằng Trung Quốc đang bị đẩy vào thế bị động, phải gồng mình chống đỡ. Những gì Trung Quốc tìm cách đạt được bằng cách “thay đổi nguyên trạng” mới chính là sự “thiệt đơn, thiệt kép” trong quyền lực mềm.
Hình ảnh Bắc Kinh được phản chiếu qua những hành động quyết đoán bất chấp luật pháp quốc tế hoàn toàn đối nghịch với hình ảnh về lòng nhân từ, độ tin cậy và sự tin tưởng… thường gắn liền với các khái niệm về quyền lực mềm. Trung Quốc cần Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một phương tiện để thực hiện”giấc mộng Trung Hoa”, nhưng lại có các hành động thù nghịch đối với nhiều nước thành viên ASEAN.
Hơn nữa, những hành động gần đây của Bắc Kinh cũng đã gieo mầm “tăng cường quyền lực cứng” của các đối thủ để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hơn nữa, hành động chọc giận nhiều nước trong khu vực của Trung Quốc lại biện minh cho sự cần thiết của việc Mỹ tiếp tục hiện diện quân sự trong khu vực. Như vậy, xét về tương quan lực lượng, Trung Quốc đã bị mất cả “quyền lực mềm” lẫn “quyền lực cứng”, trong khi Mỹ và các đồng minh khu vực lại có cả hai.
“Quyền lực thông minh” chính là sự kết hợp khéo léo giữa “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm”. Nó không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự mà còn dựa vào các liên minh, quan hệ đối tác. “Quyền lực thông minh” hướng đến mục tiêu có liên quan đến sức mạnh cùng với các bên khác khác, chứ không phải chỉ đơn giản là chỉ nghĩ đến quyền lực áp đảo người khác.
Trước Hội nghị an ninh khu vực Shangri-La ở Singapore, Mỹ đã bỏ nhiều công sức để tăng cường liên minh với Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á như Philippines. Là một phần của chiến lược “quyền lực thông minh”, nước Mỹ đang dần ủy thác trách nhiệm nhiều hơn cho các đồng minh gánh vác.
Liên quan đến an ninh khu vực, Nhật Bản - đồng minh mạnh nhất của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - dự kiến sẽ đóng một vai trò tích cực hơn. Đây chính xác là những gì mà Nhật Bản đang làm, thông qua các hành động và chính sách của nước này.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, Nhật Bản Thủ tướng Abe hứa cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra để tăng cường hoạt động giám sát trên biển. Tương tự, Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam. Như vậy, Nhật Bản đang chủ động đóng góp vào an ninh khu vực. Có thể thấy rằng để tăng cường sức mạnh của các đối tác Châu Á, Mỹ không đơn phương hành động mà dựa vào đối tác liên minh Nhật Bản.
Chiến lược của "hòa bình chủ động" của Nhật Bản được thiết kế để đưa Trung Quốc “trở lại đúng vị trí vốn có của nó”. Nhật Bản hỗ trợ các nước Đông Nam Á để chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược “ hòa bình chủ động” của ông Abe có chức năng kép. Nó tìm cách kiềm chế Trung Quốc và đồng thời tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, giữa lúc Trung Quốc tìm cách sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở Hoa Biển Đông, Nhật Bản tìm cách tăng cường hợp tác với ASEAN "để đảm bảo các quy định của pháp luật được tôn trọng trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ".
Nói tóm lại, Đối thoại Shangri-La đã cho thấy “người chiến, kẻ thua”, được đo bằng “quyền lực thông minh”, kết hợp giữa “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm”. Đó là cuộc đấu giữa những người khổng lồ, một trận chiến giữa “quyền lực kém thông minh” và “quyền lực thông minh”: giữa Trung và và Mỹ cùng với các nước bạn bè.
Cho đến nay, “quyền lực kém thông minh” của Trung Quốc đã tỏ ra bất lợi trong việc lôi kéo bạn bè trong khu vực, mà chỉ vấp phải sự đối kháng. Trên thực tế, nỗ lực giành quyền lực của Trung Quốc đã phản tác dụng, gây hại cho cả “quyền lực cứng” lẫn “quyền lực mềm”.
Trong bối cảnh căng thẳng leo cao ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, các quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng gặp rắc rối bởi sự bành trướng của Trung Quốc. Do đó, trong khi Trung Quốc đã đánh mất “quyền lực mềm”, Mỹ và Nhật Bản đã giành được sự tín nhiệm, tin tưởng của các nước trong khu vực. Cái mất của Bắc Kinh chính là cái được của Washington, Tokyo và các nước đồng minh trong khu vực.
Thay vì làm suy yếu Mỹ và các đồng minh, những hành động hung hãn gần đây của Trung Quốc làm cho các nước này mạnh lên. Hành động của Trung Quốc đã khuyến khích và biện minh cho việc tích tụ “quyền lực cứng” trong khu vực. Do đó, Bắc Kinh đã “giúp” Mỹ củng cố quyền lực ở Châu Á và đồng thời biện minh cho việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho các nước đồng minh trong khu vực.
Phù hợp với chiến lược “quyền lực thông minh” này là mối quan hệ gần gũi và hợp tác trong khu vực nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng quyết đoán. Hành động thay đổi hiện trạng chiến lược của Trung Quốc đã dẫn đến các phản ứng chiến lược. Sự quyết đoán của Bắc Kinh đang vấp phải một chiến lược thông minh đang dần dần tích tụ sức mạnh.
Nếu không từ bỏ giấc mộng bá quyền, Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh chiến lược “kém thông minh” và phải hướng tới một “quyền lực thông minh”. Cộng đồng quốc tế không phải chống lại một nước lớn, nhưng phản đối một nước lớn đầy khuyết tật. Luật pháp quốc tế không phải là của người Mỹ hay của người Trung Quốc. Không một cường quốc có trách nhiệm nào được phép đứng trên luật pháp quốc tế.
Quyền lực lớn đòi hỏi phải có trách nhiệm lớn. Nếu Trung Quốc muốn được công nhận là một cường quốc có trách nhiệm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nước này phải hành động phù hợp, chứ không phải chà đạp, luật pháp quốc tế.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-mat-ca-chi-lan-chai-o-chau-a-thai-binh-duong-a36228.html