(ĐSPL) - Số máy bay và tàu chiến mà Trung Quốc cử đi tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines tương đương với một hạm đội hải quân cỡ vừa.
Sáng 26/3, tàu hậu cần Type 903 đã cùng với các tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Côn Lôn Sơn (Kunluanshan) Type 071 đổ và tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu Type 052C đã đến khu vực Nam Ấn Độ Dương để bắt đầu việc tìm kiếm. Tàu thương mại Zhonghai Shaohua của Trung Quốc đến vào buổi chiều.
|
Tàu phá băng cực Xue Long của Trung Quốc tham gia tìm kiếm các mảnh vỡ của chuyến bay MH370 mất tích. |
Những tàu này gia nhập lực lượng tìm kiếm của Trung Quốc trước đó bao gồm máy bay vận tải chiến lược Ilyushin Il -76 và tàu phá băng Tuyết Long (Xue Long), tìm kiếm trên một khu vực rộng tới 80.000 km2, cùng với 10 máy bay tìm kiếm khác của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ.
|
Máy bay vận tải chiến lược Il-76 của Không quân Trung Quốc. |
Theo báo mạng WantChinaTimes của Đài Loan số ra ngày 28/3, cho đến nay, Trung Quốc đã phái tổng cộng 16 tàu , 15 máy bay trực thăng và 2 máy bay vận tải lớn để hỗ trợ nỗ lực tìm kiếm ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Australia, nơi chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines được cho là đã bị rơi, sau khi mất tích vào sáng sớm ngày 8/3 cùng với 239 người trên máy bay.
|
Tàu tấn công đổ bộ cỡ lớnType 071 của Hải quân Trung Quốc cũng tham gia tìm kiếm chiếc Boeing 777 mất tích của Malaysia Airlines. |
"Hạm đội cỡ vừa" của Trung Quốc này bao gồm 2 tàu khu trục tên lửa lớn Hải Khẩu 171 và Trường Xuân 150, 2 tàu khu trục tên lửa Thường Châu 549 và Miên Dương 528, 3 tàu đổ bộ lớn, 2 tàu tiếp liệu, 1 tàu cứu hộ biển và 6 tàu tuần tra công vụ.
Theo báo South China Morning Post số ra ngày 28/3, cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines là một cuộc tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Theo các chuyên gia, chi phí tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích của Malaysia Airlines có thể cao gấp 10 lần so với tổng số tiền chi cho hơn 2 năm tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn của Air France cách đây 5 năm. Pháp và Brazil đã chi hơn 40 triệu USD trong hơn 2 năm để tìm được những chiếc hộp đen của chuyến bay AF477 của Air France, gặp nạn ở Đại Tây Dương năm 2009.
Trung Quốc có tổng cộng 16 tàu tham gia tìm kiếm. Mỗi một con tàu trong số này “đốt” ít nhất 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng) tiền nhiên liệu mỗi giờ.
Ngoài ra, cũng cần phải tính thêm cả chi phí cho việc triển khai các vệ tinh tham gia tìm kiếm. Trung Quốc đã huy động hơn 20 vệ tinh và riêng chi phí cho vệ tinh đã ngốn khoảng 1 tỷ nhân dân tệ.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-cu-ca-ham-doi-tau-chien-tim-mh370-mat-tich-a27332.html