Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã bắt tay với Pakistan, chôn vũ khí hạt nhân nhằm tấn công vào nước này.
Mulayam Singh Yadav, lãnh đạo đảng Samajwadi và nguyên là bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, trong một tuyên bố hôm 19/7 đã cáo buộc Trung Quốc đang bắt tay với Pakistan để chuẩn bị sẵn sàng tấn công Ấn Độ.
Theo ông Yadav, Trung Quốc đã chôn sẵn vũ khí hạt nhân tại khu vực Lok Sabha, của Pakistan để nhắm vào Ấn Độ. Theo ông, tình báo Ấn Độ biết rõ hơn về điều này.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mulayam Singh Yadav. (Ảnh: Tehelka) |
"Ấn Độ ngày nay đang đối mặt với hiểm họa lớn từ Trung Quốc. Tôi đã cảnh báo chính quyền trung ương suốt nhiều năm. Nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để tấn công Ấn Độ", ông Yadav cho hay.
Báo Nông Nghiệp cho hay, tuyên bố của ông Yadav được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan chưa có dấu hiệu giảm nhiệt suốt một tháng qua, tại cao nguyên Doklam.
Đề cập tới cao nguyên Doklam, ông Yadav cho biết đây là phản ứng của Ấn Độ nhằm bảo vệ đồng minh Bhutan, nước không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Yadav cho rằng Trung Quốc đang cố chiếm giữ Sikkim và Bhutan. Trong đó, Sikkim bang tây bắc Ấn Độ, có biên giới với Tây Tạng và Nepal, Bhutan.
Liên quan đến vấn đề này, báo Dân trí thông tin thêm, từ tháng 6, Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhau ở khu vực Dokalam, gần ngã ba biên giới Bhutan trong hơn 3 tuần qua. Nguyên nhân được Ấn Độ tuyên bố là Trung Quốc điều công binh và máy móc tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam để xây dựng các công trình giao thông.
Bắc Kinh cáo buộc New Delhi viện cớ Trung Quốc xây đường gần biên giới để đưa lính biên phòng Ấn Độ vào khu vực Donglang để cản trở việc mở đường. Quân đội hai nước sau đó đối đầu tại một thung lũng chiến lược do Trung Quốc kiểm soát, nơi chia tách Ấn Độ và Bhutan.
Phát biểu trước 20 nghị sĩ Ấn Độ từ các đảng khác nhau ngày 18/7, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho rằng Trung Quốc đang “hung hăng bất thường” trong việc giải quyết mẫu thuẫn ở biên giới của 2 bên và các chính trị gia nên giữ bình tĩnh vì chính phủ đang sử dụng kênh đối ngoại để tìm kiếm giải pháp.
(Tổng hợp)