Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi đã tiết lộ cái mà họ gọi là "bộ xương hoàn chỉnh nhất của tổ tiên con người từ 1,5 triệu năm trước".
Hôm 6/12 vừ qua, Đại học Witwatersrand đã trưng bày gần như hoàn toàn hóa thạch Australopithecus. Bộ xương người cổ đại này khoảng 1,5 triệu năm tuổi và là bộ xương của loài vượn người có niên đại từ khoảng 3,6 triệu năm trước. Phát hiện đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự xuất hiện và vận động của tổ tiên loài người.
Việc khai quật, làm sạch, tái tạo và phân tích bộ xương mỏng manh cũng tốn đến 20 năm.
Bộ xương hóa thạch 3,6 triệu năm tuổi. Ảnh: AP |
Bộ xương, được gọi là Little Foot (Tạm dịch: Chân Nhỏ), được phát hiện trong các hang động ở Sterkfontein, khoảng 25 dặm về phía Tây Bắc Johannesburg sau khi phần xương bàn chân và cẳng chân được tìm thấy lẫn với phần đá bị phá vỡ từ hang động của những người thợ mỏ.
Giáo sư Ron Clarke và các trợ lý của ông đã tìm ra những hóa thạch này rồi dành nhiều năm để khai quật, làm sạch, phân tích và tái tạo. Ông Robert Blumenschine, nhà khoa học chính của tổ chức tài trợ cho việc khai quật Paleontological Scientific Trust (PAST) cho biết khám phá này là niềm tự hào của người châu Phi.
Blumenschine nói: "Châu Phi không chỉ là kho chứa hóa thạch cổ của người dân trên toàn thế giới, mà còn là suối nguồn của tất cả mọi thứ biến chúng ta thành con người, bao gồm cả năng lực công nghệ, khả năng nghệ thuật và trí tuệ tối cao”.
Trong khi đó, ông Adam Habib, Phó Hiệu trưởng của Đại học Witswatersrand lại dành những lời ca ngợi cho việc lắp ráp bộ xương đầy đủ. "Điều này là một thành tựu đáng kể cho cộng đồng khoa học toàn cầu và di sản Nam Phi. Thông qua những khám phá quan trọng như Little Foot, chúng ta có thể có cái nhìn rõ hơn về quá khứ từ đó hiểu rõ hơn về nhân loại".
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Fox News)