Triều Tiên đã thực hiện thử tĩnh đối với một loại động cơ mới sử dụng nhiên liệu rắn tại thành phố duyên hải Hamhung, miền Đông nước này.
Theo nguồn tin trên, đây là vụ thử tĩnh đầu tiên đối với nhiên liệu rắn kể từ tháng 3/2016 khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát vụ thử động cơ mà truyền thông nhà nước Triều Tiên miêu tả là "một động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn công suất cao và tách tầng". Động cơ này được thử theo dạng nằm ngang, không giống những cuộc thử nghiệm theo phương thẳng đứng trước đây đối với các động cơ tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu lỏng cỡ lớn.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 sử dụng nhiên liệu rắn của Triều Tiên - Ảnh: SCMP |
Cho đến nay, Triều Tiên đã lắp đặt những động cơ sử dụng nhiên liệu rắn cỡ lớn cho các tên lửa đạn đạo Pukguksong (Polaris). Động cơ này lần đầu tiên được thấy trên tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm KN11/Pukguksong-1 hồi tháng 3/2016.
Một tên lửa như vậy có thể tích hợp với một thân máy bay hạng nhẹ tối tân được làm từ những vật liệu tổng hợp và sẽ cơ động hơn so với Pukguksong-1 và Pukguksong-2.
Hiện chỉ có hai loại tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên là Pukguksong-1 và Pukguksong-2 được lắp đặt động cơ sử dụng nhiêu liệu rắn. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện chưa thể xác định động cơ mới được thử nghiệm này sẽ được sử dụng cho loại tên lửa nào bởi giới tình báo quân sự Mỹ nhận định nó có thiết kế khác với động cơ được thử vào năm 2016.
Các nhà khoa học Triều Tiên đầu tuần trước tiến hành một vụ thử tĩnh đối với loại động cơ tên lửa mới sử dụng nhiên liệu rắn tại thành phố duyên hải Hamhung, miền đông nước này, Diplomat hôm nay đưa tin.
Thực tế này càng khẳng định giả thuyết Triều Tiên đang phát triển phiên bản tên lửa Pukguksong-3. Tên lửa mới này có thể sở hữu phần vỏ trọng lượng nhẹ làm từ vật liệu tổng hợp và có khả năng cơ động hơn hai phiên bản trước.
Mặc dù khó chế tạo hơn động cơ nhiên liệu lỏng, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn sở hữu những ưu thế vượt trội trong tác chiến. Tên lửa loại này không mất nhiều thời gian nạp nhiên liệu trước khi phóng như tên lửa nhiên liệu lỏng, do đó khó bị các hệ thống trinh sát của đối phương phát hiện và đánh chặn hơn.
Các chuyên gia nhận định tên lửa nhiên liệu rắn sẽ đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch phát triển vũ khí tương lai của Triều Tiên bởi yếu tố thời gian phóng rất quan trọng trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Hằng Thanh(T/h)