Sử dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ xưa tới nay vẫn luôn được đánh giá là biện pháp điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian vừa qua lại xuất hiện nhiều ca bệnh biến chứng nặng, tử vong do dùng thuốc lá đắp hoặc sản phẩm trị tiểu đường trộn thuốc cấm bán trôi nổi trên thị trường.
Mất mạng, biến chứng nặng vì tự chữa tiểu đường sai cách
Các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực - BV Bạch Mai cho biết, thời gian vừa qua, Khoa liên tục tiếp nhận các bệnh nhân gặp biến chứng nặng do tự ý dùng thuốc trị tiểu đường có màu xanh hoặc màu đỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác. 4 trong số 5 bệnh nhân nhập viện do dùng loại thuốc này đã tử vong. Các bệnh nhân này đều nhập viện trong tình trạng giống nhau: sốc, suy đa tạng, xét nghiệm axit lactic trong máu cao.
Gần đây nhất là bệnh nhân V.T.H.Ng (63 tuổi, Hà Nội) có tiền sử đái tháo đường từ cách đây 3 năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ mà tự ý dùng 1 loại sản phẩm trị tiểu đường dạng viên hoàn, mỗi ngày uống 8 viên.
Hình ảnh viên uống tiểu đường bệnh nhân đã sử dụng do gia đình cung cấp. |
Trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn. Sau khi được đưa vào bệnh viện 354, bệnh nhân đau bụng nhiều, khó chịu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, và được chẩn đoán toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng do nghi ngộ độc phenfomin – một loại chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm chết người nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới cách đây hơn 40 năm. Mặc dù được điều trị tích cực, lọc máu nhưng tình trạng không được cải thiện. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai ngày 15/02/2019, nhưng 4 ngày sau đó thì tử vong.
Tại BV Nội tiết Trung ương cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nguy kịch do tự ý chữa đái tháo đường bằng các loại thuốc lá đắp lên da.
Mới đây nhất là trường hợp nam thanh niên H.M.T (28 tuổi, ở Phú Thọ). Người nhà bệnh nhân cho biết, T. phát hiện đái tháo đường cách đây 12 năm, nhưng không tái khám theo dõi thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ mà tự điều trị theo đơn khám từ lâu và tự điều trị theo phương pháp dân gian. Hậu quả là, đường huyết không ổn định khiến anh bị biến chứng bàn chân từ lúc nào không hay. Và chỉ cần có xây xát, vùng chân bị tổn thương sẽ hình thành vết loét.
Cách đây 1 tháng, bệnh nhân bị ngã xe máy, xây xát vùng da chân trái. Vùng chân đã bị biến chứng từ trước cộng thêm việc chăm sóc không đúng cách, tự lấy lá về đắp nên vết thương ngày càng lan rộng, ăn sâu vào toàn bộ chân, chảy dịch, bốc mùi hôi, bàn chân mất cảm giác phải nhập viện.
Bệnh nhân được cấp cứu trong tình trạng hoại tử chân, sốt cao liên tục, kèm theo viêm phổi nhiễm và nhiễm trùng huyết vô cùng nguy kịch. Để bảo toàn tính mạng, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ vùng chân tổn thương nặng tới đùi. Đây là 1 trong số những trường hợp người bệnh phải lãnh hậu quả nghiêm trọng do sự chủ quan tự chữa tiểu đường bằng phương pháp dân gian sai cách.
Cách trị tiểu đường bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả
Theo Thầy thuốc Ưu tú – Thạc sĩ bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Nguyên bác sĩ Bệnh viện 198: Sử dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ xưa tới nay vẫn luôn được đánh giá là hiệu quả. Tuy nhiên, nếu người dân không lựa chọn đúng sản phẩm có nguồn nguyên liệu sạch, đạt tiêu chuẩn dược liệu, được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại để cho ra dược chất tốt nhất thì sẽ không đảm bảo an toàn và hấp thu được hết những chất quý từ những dược liệu này.
Ví dụ, cùng là loại sản phẩm trị tiểu đường từ dây thìa canh - một loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết, dân gian vẫn hay lưu truyền từ lâu, nhưng có những loại tự chủ được nguồn nguyên liệu chuyển hóa, ngược lại có những đơn vị tự trồng không theo kỹ thuật và tiêu chuẩn dược liệu, chất lượng không đảm bảo. Đó là chưa kể hiện có tới hơn 3000 loài thực vật giống Dây thìa canh trong đó có 1 số loài còn mang độc tính, vì vậy, nếu không có chuyên môn, việc nhầm lẫn là rất nguy hiểm.
Bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade - Dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ cho biết: dây thìa canh mua trôi nổi bán trên thị trường không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới, còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc…
Bên cạnh nguồn gốc dược liệu, người dân cũng cần lưu ý đến cách dùng với các thảo dược điều trị theo cách dân gian. Theo bà Hương, nhiều người dân có thói quen sắc thuốc uống. Tuy nhiên việc tự sắc thuốc sẽ không đo được hàm lượng hoạt chất dẫn tới việc không đủ liều để trị bệnh hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Cách dùng nước để sắc, với 1 số loại thảo dược trong đó có dây thìa canh sẽ không tận dụng hết các hoạt chất có trong sản phẩm, dẫn tới lãng phí dược liệu.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để trị bệnh tiểu đường hiệu quả, tốt nhất nên tìm mua những sản phẩm được làm từ dây thìa canh trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) của Tổ chức Y tế thế giới.
Vùng trồng Dây thìa canh của công ty Nam Dược ở Hải Hậu- Nam Định. |
Theo bà Hương, dự án BioTrade đã lựa chọn vùng dược liệu dây thìa canh do Công ty Nam Dược quy hoạch trồng tại Hải Hậu để tài trợ phát triển thành dược liệu theo chuẩn quốc tế C, đảm bảo các tiêu chí khắt khe về khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật chọn giống, làm giàn, gieo hạt, chăm bón, thu hái, bảo quản. Nông dân trồng trọt và thu hái dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Từng luống dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại vùng trồng Nam Định được đánh số ký hiệu lưu hồ sơ. |
Dây thìa canh tại vùng trồng này của công ty Nam Dược chứa hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần so với dây thìa canh thông thường, chất lượng ổn định, loại được tạp chất và an toàn cho người sử dụng. Sau khi thu hoạch, toàn bộ dây thìa canh đạt chuẩn sẽ được vận chuyển đến nhà máy Nam Dược và tiếp tục trải qua 12 khâu để trở thành viên uống tiểu đường.
Được biết, các tác dụng giúp hạ đường huyết của Dây thìa canh tại Vùng trồng của công ty Nam Dược đã được công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới Phytochemistry (tạp chí chính thức của Hiệp hội Hóa học Bắc Mỹ và Châu Âu) đầu tháng 3/2018.
Lê Lan