+Aa-
    Zalo

    Trẻ lười ăn phải làm sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt.

    Đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, làm thế nào để con mình cũng ăn ngon, ăn nhanh như thế? Mẹ đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống mẹ hãy tham khảo nhé.

    Bữa ăn của bé trở thành cuộc chiến khi trẻ sợ ăn, ăn không ngon miệng

    1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói.? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn. 

    2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định.

    3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành. 

    4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ. 

    5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

    6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử. 

    7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...  

    Trang trí món ăn đẹp mắt giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn

    8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó. 

    9. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây. 

    10. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích. 

    11. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét. 

    12. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy. 

    13. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều. 

    14. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon. 

    15. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.

    16. Bổ sung cốm NutriBaby giúp trẻ lấy lại cảm giấc thèm ăn tự nhiên.

    Với công thức tối ưu và được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn hóa châu âu, Cốm NutriBaby giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa, đồng thời nâng cao hệ miễn dich, tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ điều trị tình trạng biếng ăn hiệu quả được PGS- TS-BS Lê Bạch Mai nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia tư vấn và khuyên dùng.

    Cốm NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe

    Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có con lười ăn, sợ ăn tìm được giải pháp tốt giúp con ăn ngon, chén vèo bát cơm đầy ụ và phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn trí tuệ.

    Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

    Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

    -         https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

    -         https://www.facebook.com/nutribabyplus/

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-luoi-an-phai-lam-sao-a250287.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan