+Aa-
    Zalo

    Trẻ em bị bỏ rơi ở Trung Quốc nhiều bằng dân số nước Anh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo khảo sát mới nhất của Trung Quốc về di cư trong nước được công bố mới đây, 61 triệu trẻ em ở nông thôn nước này đang sống trong tình trạng...

    Theo khảo sát mới nhất của Trung Quốc về di cư trong nước được công bố mới đây, 61 triệu trẻ em ở nông thôn nước này đang sống trong tình trạng thiếu thốn sự chăm sóc của cha mẹ.

    Các em được gọi là "những đứa trẻ bị bỏ rơi", quanh năm không được gặp cha mẹ vì họ đến các thành phố ven biển để tìm việc làm.

    Trong khi các thành phố Trung Quốc cần lao động nhập cư, chính quyền thành phố, đặc biệt là Bắc Kinh, thường từ chối cung cấp các dịch vụ thiết yếu như giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho con cái của họ, SCMP đưa tin.

    Thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn là lý do khiến người lao động không thể mang theo con cái lên thành phố.

    Trẻ em bị bỏ rơi ở khu vực nông thôn Trung Quốc là vấn nạn đáng lo ngại ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Ảnh: SCMP. 

    Trẻ em bị bỏ rơi với số lượng 61 triệu, gần bằng dân số nước Anh, đã trở thành một vấn đề nổi cộm trong xã hội Trung Quốc hiện tại. Đây cũng là vấn nạn tạo ra nhiều bi kịch gây sốc.

    Tháng 6/2015, 4 em nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 13, thuộc đối tượng trẻ em bị bỏ rơi nói trên, đã cùng nhau uống thuốc độc tự tử ở tỉnh nghèo Quý Châu. Cuối năm 2012, 5 em trai tử vong do ngộ độc khí carbon monoxide từ việc đốt than để sưởi ấm.

    Tình trạng trẻ em bị bỏ rơi xảy ra nghiêm trọng nhất ở tỉnh An Huy, Hà Nam và Tứ Xuyên. 44% trẻ em ở những khu vực này sống vắng cha hoặc mẹ, cao hơn mức trung bình 35,6% của cả nước.

    Trước thực trạng trên, tháng 2/2016, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một văn bản hướng dẫn các chính quyền địa phương nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tâm lý cho các em.

    Số trẻ em bị bỏ rơi vùng nông thôn Trung Quốc gần bằng dân số nước Anh. Ảnh:SCMP. 

    Việc trẻ em phải sống xa cha mẹ xuất phát từ lý do kinh tế và chính sách của nhà nước. Đây cũng là một trong những hậu quả ngoài ý muốn của quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc trong những thập kỷ qua.

    Một cặp vợ chồng công nhân nhập cư muốn đăng ký cho con học ở một trường học tại Bắc Kinh trước hết phải nộp hàng chục tài liệu liên quan đến nơi cư trú và việc làm. Công việc này gây khó dễ với không ít người.

    Theo ước tính vào năm ngoái, Trung Quốc có 247 triệu lao động nhập cư trên cả nước với độ tuổi trung bình 29,3. Độ tuổi này nhỏ hơn độ tuổi lao động trung bình của cả nước, nhưng lại đang có xu hướng già hóa.

    2/3 số người lao động di cư có thu nhập từ 2.000 nhân dân tệ (295 USD) đến 5.000 nhân dân tệ (739 USD) mỗi tháng. Chỉ 5% lao động có thu nhập trung bình tháng lớn hơn 8.000 nhân dân tệ (1.183 USD).

    Video đang được xem nhiều nhất:

    [mecloud]Vt7fhaSvjf[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-em-bi-bo-roi-o-trung-quoc-nhieu-bang-dan-so-nuoc-anh-a167563.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.