+Aa-
    Zalo

    Tranh chấp ở mỏ đá hoa trắng: Nghị án kéo dài rồi... hoãn tòa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Tòa phúc thẩm TAND TP. Hà Nội vẫn chưa thể tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh tại mỏ đá hoa trắng KhauTuKa - Lục Yên (Yên Bái).

    (ĐSPL)- Tòa phúc thẩm TAND TP. Hà Nội vẫn chưa thể tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh tại mỏ đá hoa trắng KhauTuKa - Lục Yên (Yên Bái). 

    Sau một ngày tranh cãi vào hôm 11/9 và nghị án kéo dài, đến 15/9 vừa qua, tòa lại quay trở về phần xét hỏi nhưng đã phải hoãn.

    Như đã đưa tin, đây là vụ tranh chấp giữa Công ty CP tập đoàn Thái Dương với ông Phạm Quốc Quảng (ở quận Hai Bà Trưng) và bà Lương Tuyết Hạnh (ở quận Ba Đình).

    Theo quyết định của tòa phúc thẩm, sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy cần phải làm rõ một số tình tiết của vụ án nên quyết định quay trở lại phần xét hỏi. Tuy nhiên, tại phiên tòa, LS Nguyễn Thị Hồng Bách (người bảo vệ cho ông Quảng và bà Hạnh) và LS Vũ Thị Nga (bảo vệ cho Công ty Thái Dương) đều vắng mặt.

    Các đương sự và LS Phạm Văn Huỳnh (bảo vệ cho Công ty Thái Dương) và đại diện VKS đều đề nghị hoãn phiên tòa. Tòa đã đồng ý với đề nghị này và chưa đưa ra thời gian mở lại phiên tòa lần sau.

    Phiên toà xét xử bị hoãn.

    Trước đó, tại phiên xét xử, đại diện VKSND TP Hà Nội thực hiện quyền giám sát tại phiên tòa đã cho rằng, phiên tòa cấp sơ thẩm có nhiều thiếu sót. Cụ thể, đó là việc HĐXX cấp sơ thẩm đã vi phạm quá trình tố tụng dân sự, căn cứ không chuẩn những điều luật trước khi tuyên án. Đó là việc tòa sơ thẩm đã không áp dụng Luật đầu tư khi giải quyết vụ án nên đã đưa ra những phán quyết không thể thi hành trên thực tế. Đại diện VKS đã đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm trả hồ sơ lại từ đầu.

    Luật sư Nguyễn Hồng Bách cho biết: "Không bổ sung yêu cầu phản tố tại phiên toà sơ thẩm... bản án sơ thẩm mặc dù có nhiều sai sót nhưng nếu không làm thay đổi bản chất thì đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm.”

    Tuy nhiên, luật sư Vũ Thị Nga cho rằng, trong quá trình giải quyết vụ án, thẩm phán Nguyễn Quốc Toản (Tòa Hai Bà Trưng) đã không vô tư khi thụ lý phản tố và ra quyết định không dựa trên căn cứ pháp luật. Tòa Hai Bà Trung thay đổi địa vị tố tụng và đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của nguyên đơn khởi kiện là trái pháp luật.

    Luật sư Nga đưa ra nhiều căn cứ để cho thấy ông Quảng, bà Hạnh đã vi phạm nghiêm trọng Hợp đồng hợp tác sản xuât kinh doanh giữa hai bên, góp vốn nhỏ giọt. Hai bên không có tiếng nói chung, mọi mâu thuẫn không được giải quyết trên cơ sở thiện chí, hòa hợ. Hai người này đã cho người áp đảo tại công ty, gây mất trật tự an ninh đã được công an địa phương nhắc nhở.

    Luật sư này còn cho biết, ông Quang và bà Hạnh đã vi phạm hợp đồng và việc yêu cầu của bên ông Quang và bà Hạnh là không có trong hợp đồng Hợp tác sản xuất kinh doanh.

    Cũng trước đó, TAND quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm đã thụ lý đơn của ông Quảng và bà Hạnh theo trình tự phản tố. Ban đầu, Công ty CP tập đoàn Thái Dương là nguyên đơn khởi kiện ông Quảng bà Hạnh. Tuy nhiên sau đó, thẩm phán Nguyễn Quốc Toàn (tòa Hai Bà Trưng) đã tuyên đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đồng thời chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.

    Phán quyết của TAND quận Hai Bà Trưng đã bị VKSND TP. Hà Nội kháng nghị và chính Công ty Thái Dương kháng cáo vì cho rằng HĐXX thiếu khách quan, vi phạm tố tụng. Theo đó, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa theo thủ tục phúc thẩm.

    Theo kháng nghị của VKS: Trong vụ án, nguyên đơn là Công ty CP tập đoàn Thái Dương khởi kiện yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh mà công ty này đã ký với ông Phạm Quốc Quảng và bà Lương Tuyết Hạnh. Còn đơn của ông Phạm Quốc Quảng và bà Lương Tuyết Hạnh đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Thái Dương, đồng thời yêu cầu Toà buộc Công ty Thái Dương tiếp tục thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.

    VKS cho rằng, như vậy, đơn của ông Quảng, bà Hạnh là đơn phản đối với yêu cầu khởi kiện của Công ty Thái Dương, không độc lập với yêu cầu khởi kiện của Công ty Thái Dương. Theo Bộ Luật tố tụng dân sự, đây không phải là đơn phản tố. Việc toà án thụ lý đơn của ông Quảng và bà Hạnh theo trình tự phản tố là không đúng theo quy định của pháp luật.

    Việc thay đổi địa vị tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng vi phạm nghiêm trọng BLTTDS và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

    Tòa sơ thẩm tuyên cấm thay đổi hiện trạng khu mỏ đá Khau Tu Ka đang tranh chấp không có trong yêu cầu khởi kiện phản tố của ông Quảng, bà Hạnh. Theo VKS, cách giải quyết này vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự, vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ án.

    VKSND TP Hà Nội cho rằng do không áp dụng Luật Đầu tư khi giải quyết vụ án nên HĐXX đã ra những phán quyết không thể thi hành án trên thực tế. Mỏ đá KhauTuKa chỉ là một phần của dự án. Việc hợp tác sản xuất kinh doanh của Công ty Thái Dương và ông Quảng, bà Hạnh được quy định tại Luật Đầu tư không thể hình thành pháp nhân mới nên quyết định buộc công ty phải thành lập chi nhánh mở tài khoản riêng tại khu mỏ đá KhauTuKa và khi Công ty CP Tập đoàn Thái Dương thực hiện thì ông Quảng, bà Hạnh không thể tự đến Sở KHĐT tỉnh Yên Bái lập chi nhánh để khai thác mỏ đá tại Khau Tu Ka được.

    DƯƠNG NGUYỆT - CẢNH KIÊN


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tranh-chap-o-mo-da-hoa-trang-nghi-an-keo-dai-roi-hoan-toa-a111079.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.