(ĐSPL) - Hoạt động cho vay nặng lãi diễn ra khá âm thầm, song nó đúng nghĩa là những “cơn bão ngầm” gây điêu đứng cho biết bao gia cảnh vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn vì “bập” vào tín dụng đen.
Mới đây, theo Điều 483 dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định về lãi suất: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200\% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, trừ trường hợp luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác”. Tuy nhiên điều luật này đang gặp phải nhiều băn khoăn từ phía các đại biểu Quốc hội về việc liệu quy định này có phù hợp hay không? Nhất là trong bối cảnh có nhiều lo ngại về hành vi cho vay nặng lãi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn đối với đời sống, an sinh xã hội...
Đề xuất cho vay lãi trên 200\% mới là tín dụng đen: Nên hay không? |
Từ những vụ án cho vay nặng lãi
Thời gian gần đây hiện tượng cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến để lại những hậu quả khôn lường cho xã hội, đẩy biết bao gia đình vào cảnh tang thương. Điển hình như vụ án được cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp, TP.HCM triệt phá. Trong vụ án này nhóm giang hồ gốc Bắc do Lê Anh Tuấn (SN 1978) cầm đầu cùng đồng bọn là Nguyễn Tuấn Hùng (SN 1981), Hoàng Sơn Hà (SN 1978), Nguyễn Nhật Anh (SN 1995, cùng ngụ TP.Hà Nội) và Phạm Văn Hải (SN 1991, ngụ tỉnh Bắc Giang, đều tạm trú Q.Gò Vấp, TP.HCM) để điều tra, xử lý về hành vi cho vay nặng lãi.
Có sự không thống nhất về luật Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, chúng ta đang có sự không phù hợp giữa các hệ thống luật. “Luật Hình sự quy định tội Cho vay nặng lãi, luật Dân sự quy định có lãi suất cơ bản 150\%, nếu ai vượt mức này là cho vay nặng lãi. Luật Ngân hàng quy định có lãi suất cơ bản, luật Tổ chức tín dụng thì cho phép thỏa thuận. Như vậy có sự không bình đẳng ở đây, luật Tổ chức tín dụng thì có thể cho vay thoải mái, thậm chí lên tận mấy chục phần trăm lãi suất một năm cũng không làm sao, còn luật Hình sự thì bỏ tù”. |
Dưới chiêu bài là quỹ tín dụng, cho vay tín chấp, băng nhóm này đã cho người dân vay tiền với lãi suất cắt cổ, 20\%/tháng. Khi con nợ góp tiền hàng tháng không đúng hạn, chúng dùng mọi chiêu thức để “khủng bố”. Không chịu được áp lực nặng lãi của nhóm giang hồ này, người dân đã tố cáo đến cơ quan công an. Khi đã thu thập đầy đủ chứng cứ, Công an quận Gò Vấp đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp Lê Anh Tuấn và đồng bọn. Cũng là biến tướng của tín dụng đen, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã bắt Nguyễn Văn Thanh (tự Thanh “củ mì”, 34 tuổi, ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một) về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo Cơ quan điều tra, đầu năm 2014, Thanh quen biết V.M.L.. Sau đó Thanh cho L. mượn 56 triệu đồng với lãi suất cao. Không có tiền trả nên L. hứa trả dần cho Thanh. Tuy nhiên, Thanh không đồng ý và nhiều lần đe dọa sẽ “xử đẹp” L. nếu không trả nợ. Ngày 10/9, Thanh dẫn theo đám đàn em kéo đến nhà L. đòi nợ. Vừa thấy L., Thanh xông vào đánh tới tấp để dằn mặt. Tại đây Thanh đe dọa nếu không trả tiền thì L. sẽ bị xử và đưa đi “làm gái” để trừ nợ.
Sau đó, Thanh ép L. viết giấy xác nhận nợ cao hơn số tiền vay ban đầu. Hay như, mới đây, ngày 19/4/2015, tại xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội do mâu thuẫn trong việc vay nợ tiền, Nguyễn Trung Thành (30 tuổi, ở Thuận Tốn, Đa Tốn, Gia Lâm) cùng một số đối tượng khác tìm đến nhà ông Nguyễn Thành Đặng ở xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng gây sức ép đòi nợ. Khi nhìn thấy ông Đặng, Thanh lao xe ô tô đâm vào ông Đặng.
Chưa dừng lại ở đó, Thành cùng đồng bọn tiếp tục dùng tuýp sắt đánh liên tiếp vào người nạn nhân gây thương tích nghiêm trọng. Con trai của ông Đặng là anh Nguyễn Đức Thanh cũng bị nhóm đối tượng này đánh gây thương tích.
Tới những biến tướng khó lường từ tín dụng đen
Một trong những biến tướng khó lường từ hoạt động tài chính ngoài luồng rất nguy hiểm đó là cho vay kiểu “tín dụng đen”. Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi, lãi suất cơ bản phổ biến hơn cả của các loại hình “tín dụng” này vẫn là mức 5.000 đến 6.000 đồng/triệu đồng/ngày, tương đương với khoảng 200\%/năm, tức luôn cao hơn hàng chục lần so với lãi suất ngân hàng.
Các ý kiến đồng tình thì cho rằng, cần có sự thông thoáng trong hoạt động cho vay và quy định trần lãi suất, tuy nhiên, cũng có băn khoăn về việc “nới rộng” này. Thực tế với chiêu bài của các chủ nợ “tín dụng đen”, nhiều kẻ còn chủ động lừa đảo và sử dụng những chiêu khuyến mãi, vung tiền "chơi đẹp", từ thiện, thăm hỏi tình cảm, khiến nạn nhân tự chui đầu vào rọ. Thực tế không ít trường hợp đã bị pháp luật xử lý. Nhưng câu hỏi đặt ra, nếu quy định này được áp dụng, điều gì sẽ xảy ra khi những hành vi trước đây được xem là vi phạm pháp luật, thì nay lại được xem là không vi phạm? Thiết nghĩ, mỗi quy định đều có tính hai mặt của nó, bên cạnh tính tích cực, thông thoáng, nó cũng có thể gây tác dụng ngược mà các nhà quản lý cần cân nhắc trước khi quyết định.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, cả nước đã có hơn 4.900 vụ việc liên quan đến tội phạm “tín dụng đen”, trong đó, có gần 2.300 vụ liên quan đến lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... với số tiền thiệt hại gần 5.500 tỉ đồng. Hiện tại Bộ luật Hình sự có quy định tại Điều 163, người nào cho vay với lãi suất gấp 10 lần lãi suất ngân hàng trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì phạm tội Cho vay nặng lãi.
Lãi suất trần lên 200\% không theo cơ sở lý thuyết hay thực tiễn nào
Theo quan điểm của TS.Nguyễn Trí Hiếu, thành viên thường trực và độc lập Hội đồng quản trị Ngân hàng cổ phần An Bình, thị trường ngân hàng hiện nay, lãi suất bình quân cho vay của các ngân hàng thương mại đang được tính trên cơ cở 7\% lãi suất huy động bình quân + 3\% biên độ lợi nhuận = 10\% lãi suất cho vay.
Lãi suất tham khảo để kiểm soát cho vay nặng lãi đối với “tín dụng đen” có thể lên tới 3 hay 4 lần mức này. Hiện nay, cuộc tranh luận về lãi suất cho phép xoay quanh tỉ lệ 150\% hay 200\% lãi suất cơ bản hoặc khống chế ở mức trần 20\% đều không mang tính thuyết phục vì không dựa trên cơ sở lý thuyết hay thực tiễn nào.
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng bộ Công an, để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” thời gian tới, về phía ngân hàng, cần tập trung đa dạng hóa các hình thức vay vốn, cần nghiên cứu các hình thức thu hút vốn đầu tư trong nhân dân, các cơ quan chức năng cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật như luật Hành chính, Bộ luật Hình sự, luật Dân sự, nhất là về vấn đề vay và cho vay, đồng thời cần thông báo cho công an các đơn vị, địa phương ngay khi có dấu hiệu xấu xảy ra để kịp thời có phương hướng giải quyết. Lực lượng công an cần phối hợp tốt với các Bộ, ban, ngành, các lực lượng liên quan tiến hành rà soát, chủ động nắm tình hình hoạt động của “tín dụng đen”, nghiên cứu các vụ án nhằm đưa ra thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, cùng phía ngân hàng tăng cường tuyên truyền tới người dân để phòng ngừa tội phạm. |
TRẦN PHƯƠNG
[mecloud]daLMX8FBJu[/mecloud]