+Aa-
    Zalo

    TPHCM: Dự án cầu Long Kiểng 20 năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Giám đốc Ban quản lý đầu tư các công trình giao thông cho biết, cầu Long Kiểng 20 năm chưa xong do điều chỉnh nhiều lần và vướng mắc lớn nhất là GPMB.

    Giám đốc Ban quản lý đầu tư các công trình giao thông cho biết, cầu Long Kiểng 20 năm chưa xong do điều chỉnh nhiều lần và vướng mắc lớn nhất là địa phương chưa giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

    Chiều 10/7, phiên họp HĐND TP.HCM bước vào phiên báo cáo giám sát và thảo luận các chương trình trọng điểm về giao thông tại địa bàn TP.

    Ông Nguyễn Tấn Tuyến - Phó ban Đô thị HĐND TP.HCM cho biết, việc thực hiện nhiều dự án giao thông còn chậm tiến độ. Một số dự án khởi công đã lâu nhưng kéo dài đến nay chưa xong như cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè), cầu Bưng (quận Tân Phú)...

    Dự án cầu Long Kiểng 20 năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng. Ảnh: Lao động

    Chỉ ra công trình cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè) đã duyệt dự án gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết, hôm bà xuống giám sát, thấy nhiều nhà dân trước kia ở vị trí mặt tiền đường, bây giờ biến thành những căn nhà dưới gầm cầu. Việc đi lại, sinh hoạt vô cùng khó khăn, báo Lao động đưa tin.

    “Có cụ bà lúc dự án được thực hiện, bà 60 tuổi, đ laodong.vn/xa-hoi/tphcm-du-an-cau-long-kieng-cham-tien-do-20-nam-818781.ldo ến nay bà 80 tuổi mà cầu vẫn chưa hoàn thành. Bà cụ chỉ mong trước khi chết sẽ thấy cầu” – bà Lệ chia sẻ.

    Trả lời các đại biểu, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban quản lý đầu tư các công trình giao thông cho biết, cầu Long Kiểng 20 năm chưa xong do điều chỉnh nhiều lần và vướng mắc lớn nhất là địa phương chưa giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Ông Lương Minh Phúc cũng cam kết, nếu huyện Nhà Bè bàn giao mặt bằng thì việc thi công cầu Long Kiểng chỉ khoảng 12 tháng là xong.

    Về việc chậm tiến độ các công trình giao thông, Tuổi trẻ dẫn lời ông Lương Minh Phúc cho biết, một phần trách nhiệm và năng lực của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, nhưng đây không phải là vấn đề lớn vì hiện các đơn vị này đủ năng lực để thực hiện dự án.

    "Thời gian thi công các dự án bình quân đều chỉ từ một đến hai năm, ngắn hơn thời gian chờ đợi mặt bằng. Chỉ cần có mặt bằng sạch, công trình sẽ được thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng", ông Lương Minh Phúc phát biểu.

    Còn ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông vận tải - cho rằng vai trò của người đứng đầu địa phương rất quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng. Ông Trần Quang Lâm dẫn chứng khi huyện Hóc Môn tập trung tháo gỡ vướng mắc ở công trình hầm chui An Sương thì dự án đã được đẩy nhanh tiến độ và có thể hoàn thành vào cuối năm nay.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tphcm-du-an-cau-long-kieng-20-nam-van-chua-xong-giai-phong-mat-bang-a330478.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan