+Aa-
    Zalo

    TP.HCM dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu năm 2022

    (ĐS&PL) - Năm 2022, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt 47,5 tỷ USD, tiếp đến là Bắc Ninh 45 tỷ USD và Bình Dương 34,3 tỷ USD.

    Theo báo Đầu tư, Bộ Cộng thương vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, trong đó nêu 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước vẫn tiếp tục là những địa phương xếp thứ hạng cao trong các báo cáo lần trước.

    tp hcm dan dau ca nuoc ve kim ngach xuat khau nam 2022
    TP.HCM đóng góp 47,5 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2022.

    Theo đó, top 3 địa phương đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vẫn là TP.HCM kim ngạch 47,5 tỷ USD; Bắc Ninh  45 tỷ USD; Bình Dương 34,3 tỷ USD.

    Thái Nguyên đứng thứ 4 với kim ngạch 29,8 tỷ USD; Hải Phòng gần 25 tỷ USD Đồng Nai 24,6 tỷ USD; Bắc Giang 22,6 tỷ USD, Hà Nội 17,1 tỷ USD; Phú Thọ 11,8 tỷ USD; Hải Dương 10,5 tỷ USD.

    10 địa phương xuất khẩu top đầu kể trên đều duy trì mức tăng trưởng dương, trong đó Bắc Giang tăng 40,5% so với năm 2021, Phú Thọ tăng 43%, Bình Dương tăng 4,9%, Đồng Nai tăng 13%, Hà Nội tăng 10,5%, TP.HCM tăng 5,9% 

    Bên cạnh 10 địa phương đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, 10 địa phương top cuối với kim ngạch xuất khẩu thấp chủ yếu miền núi phía Bắc.

    Cụ thể, Lai Châu đạt kim ngạch 20,4 triệu USD, Sơn La kim ngạch 21,8 triệu USD, Bắc Cạn  33,5 triệu USD USD, Điện Biên 426 triệu USD, Ninh Thuận 46,2 triệu USD, Cao Bằng 60,2 triệu USD, Hà Giang 88 triệu USD, Đắc Nông 111,8 triệu USD, Tuyên Quang 137,5 triệu USD, Quảng Bình 197 triệu USD.

    Thông tin trên báo Công Thương, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ FTA và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo Xuất nhập khẩu trong những năm qua được đánh giá là đã cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống, được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng để có kế hoạch, hoạch định công tác xuất nhập khẩu và thị trường.

    Được biết, đây là năm thứ 7 liên tiếp Bộ Công Thương biên soạn và xuất bản báo cáo này.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tp-hcm-dan-dau-ca-nuoc-ve-kim-ngach-xuat-khau-nam-2022-a573921.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cán mốc 700 tỷ USD

    Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cán mốc 700 tỷ USD

    Trong những năm qua, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) của Việt Nam đã đạt con số 5.146 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộng lại.

    Cảng Chu Lai phát triển mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng rời

    Cảng Chu Lai phát triển mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng rời

    Sau đại dịch, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển các vùng sản xuất lớn trên cả nước, trong đó có miền Trung - Tây Nguyên, kéo theo nhu cầu lớn về logistics tại khu vực này. Bên cạnh hàng container, lượng hàng rời xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cảng Chu Lai (Quảng Nam) thuộc công ty Giao nhận vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã đẩy mạnh dịch vụ khai thác hàng rời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập hàng hóa, thu hút, gia tăng nguồn “chân hàng” về cảng.