Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) khẳng định, Triều Tiên chưa có được công nghệ cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Theo hãng thông tấn Yonhap, trong báo cáo trình lên Ủy ban Tình báo Quốc hội hôm 11/7, cơ quan tình báo Hàn Quốc phủ nhận việc Triều Tiên chế tạo và thử nghiệm thành công ICBM. Nguyên nhân chủ yếu là vì Bình Nhưỡng không sở hữu các cơ sở thử nghiệm liên quan để trang bị tên lửa với sự bảo vệ hợp lý để ngăn chặn nó không bị đốt cháy đầu đạn khi quay lại khí quyển Trái Đất.
"Mặc dù Triều Tiên tuyên bố rằng phản ứng kháng nhiệt của tên lửa đã được xác minh nhưng liệu nó có thể xâm nhập vào bầu khí quyển một cách an toàn hay chưa khi mà đất nước này không có các cơ sở kiểm tra liên quan", báo cáo của NIS bổ sung.
Hình ảnh được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phóng vào ngày 4/7. Ảnh: Press TV |
Trước đó, vào hôm 4/7 vừa qua, Triều Tiên tuyên bố rằng với một bước đột phá về công nghệ, họ đã thành công trong việc phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Phương tiện truyền thông quốc gia tuyên bố rằng ICBM của nước này có thể "đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới". Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng mô tả tên lửa “như một món quà dành cho những kẻ khốn khổ Mỹ” vào ngày độc lập của họ.
Yi Wan-young, thành viên của ủy ban tình báo Hàn Quốc, cho biết: “NIS tin rằng Triều Tiên chưa làm chủ được công nghệ này”.
Vào thời điểm đó, Triều Tiên cho biết tên lửa đạn đạo đã bay 933 km, trong 39 phút, đạt độ cao 2802 km. Tuy nhiên, Nga là nước đầu tiên nghi ngờ về tính xác thực của vụ việc. Hôm 9/7, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng đó thực chất là một tên lửa tầm trung (IRBM). Tuyên bố của Bộ nói thêm rằng tên lửa này thực sự bay khoảng 535 km và đạt tới độ cao 510 km.
Trong khi đó Mỹ vẫn khẳng định rằng Triều Tiên có phóng ICBM vào ngày 4/7 với khoảng cách ước tính là 5.500 km và có khả năng đánh tới Alaska.
Theo John Schilling, một kỹ sư hàng không vũ trụ, ICBM của Bình Nhưỡng "có khả năng" sẽ có khả năng đưa đầu đạn đến San Diego trong vòng 2 năm nữa.
"Nếu tên lửa Hwasong-14 được kết hợp với nhau theo cách chúng ta nghĩ, có lẽ nó có thể làm tốt hơn một chút khi tất cả các lỗi kỹ thuật đều được giải quyết. Nó có thể trở thành một tên lửa cung cấp đầu đạn hạt nhân duy nhất cho các mục tiêu dọc theo bờ biển phía Tây nước Mỹ", ông Schilling dự đoán.
(Theo Press TV)