+Aa-
Zalo

Tin "vịt" đại gia Qatar mua Keangnam: Chủ nợ, cổ đông bức xúc

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc Quỹ Qatar Investment Authority (QIA) mua lại tòa nhà Keangnam giá 800 triệu USD chỉ là lừa đảo đã khiến các chủ nợ và cổ đông của Keangnam tỏ ra không vui

(ĐSPL) - Việc Quỹ Qatar Investment Authority (QIA) mua lại tòa nhà Keang giá 800 triệu USD chỉ là lừa đảo đã khiến các chủ nợ và cổ đông của Keangnam tỏ ra không hài lòng...

Trang Korea JoongAng Daily ngày 16/5 đưa tin, trong một e-mail do Bộ phận quan hệ công chúng của Quỹ đầu tư quốc gia Qatar (QIA) gửi tới tờ báo này, phía QIA tái khẳng định không hề tồn tại thương vụ mua bán nào với Tập đoàn Keangnam.

“QIA không cố gắng để mua lại toà cao ốc Landmark 72 tại Hà Nội, Việt Nam. Tất cả các thông tin đều không đúng và chúng tôi phủ nhận”, e-mail có đoạn viết.

Cũng theo tờ báo này, các chủ nợ và cổ đông của Keangnam tỏ ra không hài lòng với những thông tin sai lệch về Landmark 72.

Như vậy việc Quỹ đầu tư Qatar (QIA) đã đồng ý mua lại tòa nhà Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội, Việt Nam thuộc sở hữu của Keangnam Enterprises với mức giá 800 triệu USD lại chỉ là một "quả lừa" ngoạn mục của Bahn Joo-hyun.

 QIA tái khẳng định không hề tồn tại thương vụ mua bán nào với Tập đoàn Keangnam.

Hiện Bahn Joo-hyun đang giữ vai trò là giám đốc quản lý của chi nhánh công ty bất động sản Colliers International tại New York. Ông ta đã cam kết với các công ty xây dựng và các chủ nợ của Keangnam rằng thỏa thuận mua bán tòa Keangnam Landmark với QIA đang được tiến hành và sẽ sớm được thông qua.

Liên quan tới việc này còn có Ban Ki-sang, cha của Bahn Joo-hyun. Ông Ban Ki-sang là một cố vấn cao cấp của Keangnam Enterprises và cũng chính là người đã đề nghị các cổ đông chỉ định công ty bất động sản Colliers International là đại lý độc quyền chào bán tòa nhà Keangnam Landmark 72 vào năm 2013.

Hôm thứ sáu, lãnh đạo của Keangnam Enterprises đã đề nghị toà án tước quyền chào bán độc quyền toà nhà Landmark 72 của một đại lý độc quyền là công ty bất động sản Colliers International bởi những thông tin "vịt" mà đại diện công ty này đưa ra. Yêu cầu này đã được toà án Hàn Quốc chấp thuận.

Theo những thông tin trước đó, giám đốc quản lý chi nhánh New York của công ty bất động sản Colliers International, đã cam kết với phía Tập đoàn Keangnam rằng những bước cuối trong tiến trình đàm phán bán toà cao ốc tại Hà Nội cho QIA đang tiến hành và sắp được thông qua. Nhờ đó, công ty này đề nghị Keangnam chỉ định Colliers International là đại lý độc quyền bán toà nhà Keangnam Hanoi Landmark vào năm 2013.

Nghi vấn đặt ra là những người liên quan của Colliers International đã cố ý lừa dối Keangnam và các chủ nợ của Tập đoàn này bằng cách sắp đạt được thoả thuận bán toà nhà, do đó, các chủ nợ đã tiếp tục ủng hộ Keangnam trong bối cảnh tập đoàn này gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Tòa nhà Landmark 72, tòa nhà cao nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 2011 với tổng chi phí mà Keangnam Enterprises đầu tư là khoảng 1,2 nghìn tỷ won (tức khoảng 1,1 tỷ USD). 

Dư luận đã dấy lên nghi vấn rằng ông Bahn Joo-hyun và cha của mình đã cố ý lừa Keangnam và các chủ nợ để tiếp cận với việc mua bán tòa nhà này. Các chủ nợ không chỉ hỗ trợ thêm tài chính cho Keangnam mà còn nới lỏng một số điều kiện nhờ việc Keangnam đã gửi một số tài liệu cho thấy QIA đã sẵn sàng cho việc đàm phán mua lại toà nhà Landmark 72. Tuy nhiên không ai ngờ rằng đó chỉ là những tài liệu "ảo" do Bahn Joo-huyn sắp đặt.

Các chủ nợ và cổ đông đã thực sự bức xúc với kiểu làm ăn lừa đảo này. Vào ngày 16/5, họ đã đề nghị tòa án thu lại quyền chào bán tòa nhà Landmark 72 của công ty Colliers International bởi người đại diện là ông Bahn đã không hoàn thành đúng nhiệm vụ cũng như không thành thật về quá trình và khả năng của thương vụ này. Tòa án Hàn Quốc đã chấp thuận yêu cầu này ngay sau đó.

Một chủ nợ của Keangnam cho biết: "Chúng tôi đã hỗ trợ tài chính cho Keangnam Enterprises bởi vì chúng tôi tin tưởng rằng quá trình bán lại (tòa nhà Landmark 72) đã diễn ra tốt đẹp". "Chúng tôi sẽ bắt vài người trong số họ phải tự chịu trách nhiệm pháp lý cho những mất mát của chúng tôi", vị chủ nợ nhấn manh.

Tòa nhà Landmark 72, tòa nhà cao nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 2011 với tổng chi phí mà Keangnam Enterprises đầu tư là khoảng 1,2 nghìn tỷ won (tức khoảng 1,1 tỷ USD). Sau đó, Keangnam đã phải vật lộn với nợ nần để có thể hoàn trả 530 tỷ won cho các chủ nợ.

Công ty cũng đã quyết định hủy bỏ giá niêm yết trên sàn chứng khoán và chịu sự kiểm soát của các chủ nợ kể từ hồi tháng 3, còn chủ tịch là ông Sung Wan-jong cũng đã tự vẫn trước những nghi án lập quỹ đen và hối lộ tiền cho một số chính khách tên tuổi của Hàn Quốc.

Báo Tiền Phong đưa tin, ngay khi thông tin Quỹ Qatar Investment Authority (QIA) mua lại tòa nhà này giá 800 triệu USD chỉ là lừa đảo được các báo Việt Nam dẫn lại, các cư dân tòa nhà Keangnam cho biết, họ đã xúc tiến tổ chức một cuộc họp để bàn cách bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Được biết, cuộc họp sẽ được tổ chức vào chiều tối nay (15/5).

Trong đó, có nội dung quan trọng liên quan tới quỹ bảo trì hơn 160 tỷ đồng các cư dân đã nộp cho chủ đầu tư, nhưng hiện chủ đầu tư chưa bàn giao lại cho Ban Quản trị tòa nhà.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

 

 

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-vit-dai-gia-qatar-mua-keangnam-chu-no-co-dong-buc-xuc-a94733.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày