Nhiều trường đại học ở Hà Nội thông báo nghỉ học để ứng phó với bão Yagi
Theo Tiền phong, sáng 6/9, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ký văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường học, yêu cầu các đơn vị chủ động rà soát, sẵn sàng các kế hoạch triển khai phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường.
Văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường học thường xuyên theo dõi chặt chẽ các tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.
Sở cũng yêu cầu các trường học phải rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường, đồng thời có phương án kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn, đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh, ngay sau mưa bão, các đơn vị sớm khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh trường lớp đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.
Cũng trong sáng ngày 6/9, nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố đã dừng mọi hoạt động và cho sinh viên nghỉ học trong các ngày mà cơn bão đổ bộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Gia Lâm, Hà Nội) thông báo, do ảnh hưởng của siêu bão số 3, Ban Giám đốc Học viện quyết định tất cả giảng viên, sinh viên nghỉ dạy và học trong hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật (7 - 8/9/2024). Thông báo này áp dụng cho tất cả giảng viên, sinh viên dạy và học tại các giảng đường/hội trường và giảng viên, tân sinh viên dạy và học Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên tại Hội trường Trung tâm.
Trường ĐH Mở Hà Nội có thông báo tới các đơn vị trực thuộc trường, đề nghị rà soát toàn bộ cơ sở vật chất bao gồm phòng học, cửa kính, mái che, hệ thống thoát nước, cây cảnh hành lang…
Lãnh đạo nhà trường yêu cầu chằng, chống các vị trí xung yếu có thể bị hư hỏng do mưa to, gió giật mạnh, sắp xếp các thiết bị máy móc, điện tử lên cao hoặc ra chỗ an toàn và tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc cầu giao tổng trước ngày nghỉ cuối tuần.
Trường ĐH Ngoại thương thông báo nghỉ buổi học sinh hoạt công dân sinh viên đầu khóa ngày thứ Bảy (7/9/2024) của sinh viên lớp 7, lớp 8 khóa 63. Lịch thi một số môn cũng được điều chỉnh để đảm bảo an toàn cho giảng viên, sinh viên.
Do tình hình bão Yagi, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hủy buổi nhập học ngày 7/9.
Sơ tán gần 40 nghìn người tránh bão số 3
Theo Sức khỏe & Đời sống, chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh cần phải khởi động mọi lực lượng, chỉ đạo tập trung, thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, dù trong tình huống nghiêm trọng nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh khởi động mọi lực lượng, chỉ đạo tập trung, thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, dù trong tình huống nghiêm trọng nhất.
Ứng phó với diễn biến bão số 3 ngày càng phức tạp, các cơ quan chức năng đã tổ chức sơ tán gần 40 nghìn người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn.
Tại khai trường của Công ty than Hà Tu, thành phố Hạ Long, Phó Thủ tướng cho rằng công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại các địa phương ở Quảng Ninh đang được triển khai tốt và phải tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc, có kịch bản cho các vùng khác nhau (huyện đảo, ven bờ, đồng bằng, miền núi) trước, trong và sau bão. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần chủ động phòng tránh, di dời triệt để người dân ra khỏi các vùng xung yếu, nguy hiểm, có nguy cơ cao.
Cũng trong chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác còn kiểm tra công tác phòng, chống bão tại tuyến đê biển Hà Nam, cống tiêu thoát nước trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
Sóng đánh lật tàu đánh cá trên biển, 3 ngư dân kịp thoát nạn
Theo Pháp luật TP.HCM, ngày 6/9, lực lượng chức năng cùng các ngư dân đã trục vớt, lai dắt thành công tàu cá NA-70219-TS về bờ an toàn.
Tàu cá NA-70219-TS gặp nạn vào rạng sáng cùng ngày khi quay vào bờ tránh bão số 3.
Trước đó, lúc 0h ngày 6/9, ba ngư dân đang đi đánh bắt hải sản trên tàu cá NA-70219-TS (của anh Nguyễn Văn Thịnh, ngụ phường Nghi Thuỷ, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) quay đầu về bờ trú, tránh siêu bão số 3. Tuy nhiên, khi đang chạy về thì không may gặp giông lốc, sóng lớn, nước vào nhiều khiến tàu cá NA-70219-TS bị chìm. Ba ngư dân bơi được vào bờ an toàn.
Sau bốn giờ trục vớt, trưa nay, lực lượng công tác cứu nạn cứu hộ cùng các ngư dân đã trục vớt và lai dắt được tàu cá NA-70219-TS về bờ.
Trong sáng 6/9, Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đức Trung- Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 3 (Yagi) tại các địa phương ven biển.
Cùng với đó, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ, đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương phải theo dõi sát tình hình, thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, 3 “sẵn sàng”, trong đó "4 tại chỗ".