+Aa-
    Zalo

    Tìm ra chìa khóa trẻ mãi không già

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trẻ mãi không già có thể trở thành hiện thực sau khi các nhà khoa học trẻ hóa thành công các tế bào già trên cơ thể con người.

    (ĐSPL) - Các nhà nghiên cứu của Mỹ cho biết kỹ thuật này có thể kéo dài tuổi thọ của con người và mang lại những tia hy vọng mới cho cuộc chiến với những căn bệnh phát sinh khi tuổi già.

    Quá trình này làm tăng chiều dài của "telomeres" - mũ bảo vệ hai đầu nhiễm sắc thể khỏi tác động của tuổi già và bệnh tật.

    Các nhà nghiên cứu của Mỹ cũng cho biết, kỹ thuật này có thể kéo dài tuổi thọ của con người và mang lại những tia hy vọng mới cho cuộc chiến với những căn bệnh phát sinh khi tuổi già.

    Telomere được miêu tả giống như chiếc mũ nhựa, giúp bảo vệ DNA khỏe mạnh. Các telomere trở nên ngắn hơn sau mỗi lần tái tạo DNA và cuối cùng mất khả năng bảo vệ DNA khỏi quá trình đột phá hủy và đột biến, khiến con người già đi.

    Ở những người trẻ tuổi, telomere có chiều dài khoảng 8000-10.000 các phân tử hữu cơ.

    Telomere được miêu tả giống như chiếc mũ nhựa, giúp bảo vệ DNA khỏe mạnh. Ảnh: Dailymail.

    Theo Tiến sĩ Helen Blau của trường đại học Stanford cho biết "Hiện tại chúng tôi đã tìm ra cách kéo dài telomere của con người dài thêm 1000 phân tử hữu cơ, làm quay ngược đồng hồ sinh học trong các tế bào và kéo dài tuổi thọ con người thêm nhiều năm".

    Để tìm ra được phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng biến đổi RNA để kéo dài teloreme. RNA mang theo các chỉ dẫn từ gen trong DNA tới các nhà máy sản xuất protein của tế bào. Các RNA được sử dụng trong thí nghiệm này chứa các trình tự mã hóa cho TERT - các thành phần hoạt động của một enzym tự nhiên gọi là telomerase. Khi các tế bào được xử lý, chúng phản hồi trẻ hơn và tái tạo nhanh hơn thay vì chết đi.

    Tiến sỹ Blau nói rằng: "Một ngày nào đó nó có thể được sử dụng để tác động vào các tế bào gốc của cơ ở bệnh nhân mắc bệnh teo cơ, nhằm kéo dài telomere của họ".

    Ngoài ra, những phát hiện này còn điều trị được những bệnh tuổi già như bệnh tiểu đường và bệnh tim.

    Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng rằng phương pháp này có thể cho phép các nhà khoa học tạo ra một số lượng lớn các tế bào để chế thành công loại thuốc chống lão hóa hiệu quả trong tương lai.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tim-ra-chia-khoa-tre-mai-khong-gia-a84957.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan