Các bệnh tuyến giáp thường gặp
Thuật ngữ bệnh tuyến giáp mô tả rối loạn thực thể hoặc chức năng của tuyến giáp. Các bệnh tuyến giáp phổ biến là suy giáp, bướu cổ, cường giáp. Một số bệnh tuyến giáp ít gặp khác như viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ hormone để duy trì chức năng chuyển hóa bình thường của cơ thể. Nguyên nhân gây suy giáp hay gặp nhất đó là viêm tuyến giáp, điển hình là bệnh Hashimoto. Trong bệnh Hashimoto, hệ miễn dịch sản sinh ra tự kháng thể chống lại chính các tế bào, trong đó có tuyến giáp, khiến tuyến giáp bị tổn thương, dẫn đến hoạt động kém và gây ra bệnh lý suy giáp.
Khi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu thấp sẽ kích hoạt tuyến yên tiết TSH, khiến tuyến giáp phì đại, tăng sinh và có thể dẫn đến bướu cổ. Biểu hiện suy giáp là: Mệt mỏi, tăng cân không kiểm soát, da khô, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục, chán ăn, rong kinh, không chịu được lạnh,…
Cường giáp
Khi bị cường giáp, tuyến giáp sản xuất quá mức hormone, gây ra các triệu chứng tăng chuyển hóa trong cơ thể như: Thân nhiệt cao, không chịu được nhiệt, nhịp tim nhanh, căng thẳng, lo lắng, tăng tiết mồ hôi, sụt cân,… Nguyên nhân gây cường giáp thường gặp nhất là bệnh Basedow (còn gọi là bệnh Graves). Đây là một rối loạn tự miễn dịch trong đó, cơ thể sản xuất các kháng thể tác dụng tương tự TSH, kích thích tuyến giáp sản xuất hormone.
Bướu cổ
Đây là tình trạng phì đại, tăng sinh của tuyến giáp. Bướu cổ có thể xuất hiện triệu chứng hoặc không. Khi bướu to có thể gây chèn ép khí quản, thực quản gây khó thở, khó nuốt. Nguyên nhân gây bướu cổ có thể là thiếu hụt iod trong chế độ ăn (khi đó gọi là bướu cổ đơn thuần), viêm tuyến giáp, bệnh Graves,…
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp ít gặp hơn so với cường giáp, suy giáp. Đây là loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Bệnh hay gặp ở những người đã từng tiếp xúc với tia xạ hoặc có tiền sử xạ trị vùng đầu, cổ, ngực.
Phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp hiện nay
Các cách chữa bệnh tuyến giáp bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật hay kết hợp dùng thảo dược,… Mục tiêu điều trị sẽ là cân bằng lại nồng độ hormone tuyến giáp, nâng cao sức khỏe và giảm nhẹ các triệu chứng. Tùy theo từng loại bệnh tuyến giáp cụ thể mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị cường giáp
Mục tiêu điều trị sẽ là ức chế quá trình sản xuất hormone quá mức. Các phương pháp điều trị bao gồm: Iod phóng xạ (có thể biến chứng suy giáp vĩnh viễn), thuốc kháng giáp (tác dụng phụ làm phát ban, ngứa, rụng tóc bất thường, sốt, buồn nôn, sưng, ợ nóng, đau cơ, đau khớp, tê bì, nhức đầu), phẫu thuật (chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác).
Điều trị suy giáp
Phương pháp điều trị suy giáp nhằm bổ sung hormone tuyến giáp thay thế. Tác dụng phụ của liệu pháp này là: Gây lo lắng, đau ngực, tăng nhịp tim, đổ mồ hôi quá nhiều, không chịu được nhiệt, căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân và sốt. Một số phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Điều trị bướu cổ
Phương pháp điều trị bướu cổ sẽ tùy thuộc vào việc tuyến giáp sản xuất hormone bình thường, thấp hay cao. Trong bệnh bướu cổ đơn thuần, việc điều trị chủ yếu là bổ sung iod nếu người bệnh bị thiếu nguyên tố này. Đối với bướu cổ có kèm suy giáp, cách chữa sẽ giống với phương pháp điều trị bệnh suy giáp như đã nhắc đến ở trên. Nếu bướu có kèm cường giáp, các phương pháp điều trị cũng sẽ tương tự với cách chữa bệnh cường giáp.
Tại sao hải tảo giúp tăng cường chức năng tuyến giáp?
Hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh phế, tỳ, thận. Dưới đây là các lợi ích của hải tảo đối với sức khỏe của tuyến giáp:
- Bổ sung iod: Tuyến giáp sử dụng iod, amino axit tyrosine để sản xuất ra thyroxine và thyronine điều hòa thân nhiệt, hỗ trợ các hoạt động và sự phát triển bình thường của cơ thể. Hai hormon tuyến giáp này cũng có ảnh hưởng đến chức năng nhận thức như điều chỉnh sự tập trung và trí nhớ. Hải tảo thuộc nhóm thực vật biển, giàu dinh dưỡng, nhất là iod (0.3 - 0.8%). Loại rong biển này còn được người dân dùng làm rau ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Hiệp hội FDA Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi người nên bổ sung cho cơ thể 150µg iod/ngày.
- Bổ sung selen: Bên cạnh iod, hải tảo còn rất giàu selen - nguyên tố khoáng vi lượng giúp chuyển đổi thyroxine (T4) thành thyronine (T3). Nếu không có selen, sẽ không có sự sản xuất và chuyển đổi hormone tuyến giáp. Mỗi người nên bổ sung cho cơ thể 55 microgam selen/ngày (theo hiệp hội FDA).
Ích Giáp Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp như thế nào?
Như vậy, hải tảo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng của tuyến giáp. Để phát huy tối đa công dụng của loại thực vật biển này, liều lượng sử dụng là rất quan trọng. Khi sử dụng không đủ lượng sẽ không có hiệu quả. Nhưng nếu lạm dụng sẽ “lợi bất cập hại”. Ngày nay, để tận dụng vị thuốc quý này, các nhà khoa học đã kết hợp hải tảo với các thảo dược khác và bào chế nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương, hiệu quả trong việc hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh tuyến giáp.
Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod thiếu hụt cho người mắc bướu cổ đơn thuần. Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm bướu, nhân giáp, giúp thu nhỏ khối bướu cổ, hỗ trợ điều hòa miễn dịch, từ đó giúp giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra các bệnh lý như cường giáp, suy giáp, bướu cổ đơn thuần,...
Bên cạnh đó, Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ các triệu chứng của suy giáp cũng như cường giáp như điều chỉnh nhịp tim, điều chỉnh thân nhiệt, giảm mệt mỏi...
Đặc biệt, Ích Giáp Vương được ứng dụng công nghệ lượng tử Quantum tiên tiến, hiện đại bậc nhất Việt Nam cho tác dụng teo u, giảm bướu, cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp nhanh, mạnh, hiệu quả. Năm 2024, Ích Giáp Vương vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Quốc gia”.
Người bệnh nên uống Ích Giáp Vương theo từng đợt liên tục từ 3-6 tháng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4 viên, sử dụng trước bữa ăn 30 phút và sau khi ăn 1 giờ. Có Ích Giáp Vương - Suy giáp cường giáp, bướu to; Bình ổn tuyến giáp chớ lo bệnh này. Để tìm hiệu thuốc gần nhất có bán sản phẩm, bạn hãy xem tại điểm bán Ích Giáp Vương.
Kim Ngân
*Ích Giáp Vương là một sản phẩm nổi tiếng của Dược phẩm Á Âu. Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.