Tiết lộ món "xuân dược" của vị vua sống lâu nhất lịch sử Trung Hoa
(ĐS&PL) - Vua Càn Long hưởng thọ đến 89 tuổi và được xem là vị hoàng đế sống thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bí quyết nằm ở chế độ ăn uống hàng ngày của vị hoàng đế này.
Càn Long là một vị vua Trung Quốc có tài trị quốc, đồng thời nổi tiếng phong lưu, đa tình. Ông thường tổ chức đại tiệc trong cung, ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui. Theo sử liệu ghi chép, chi phí ước tính cho hai lần mừng thọ 60 tuổi và 80 tuổi của ông lên đến mười triệu lạng bạc lúc bấy giờ.
Tục ngữ có Trung Quốc có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người". Câu này ám chỉ nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ gây hại tới thể chất, làm giảm tuổi thọ. Đó cũng chính là lí do vì sao các đời vua chúa thường có tuổi thọ không cao.
Tuy nhiên Càn Long lại là một trong những vị vua hiếm hoi sống thọ. Ông lên ngôi năm 25 tuổi, hơn 60 năm trị vì đất nước, hưởng thọ ở tuổi 89. Dù có lối sống phong lưu, mê tiệc tùng và nhiều thê thiếp nhưng Càn Long vẫn có thể sống đến gần 90 tuổi. Bí quyết lớn nhất của vị vua này nằm ở chế độ ăn uống hàng ngày.
Càn Long là một vị hoàng đế rất chú trọng đến chế độ ăn uống dưỡng sinh. Trong đó, tổ yến chính là món mà ông phải ăn ít nhất một lần mỗi ngày.
Theo những tài liệu ghi chép về việc ăn uống hàng ngày cho thấy mỗi ngày Càn Long sẽ thức dậy vào giờ Dần 3 khắc (khoảng 4 giờ sáng), lúc này ngự thiện phòng sẽ lập tức dâng lên một chén tổ yến hầm đường phèn để Càn Long ăn lót dạ. Nếu không ăn vào lúc sáng sớm, chén yến này sẽ ăn trong bữa ăn sáng vào giờ Mão (khoảng 6-7 giờ sáng).
Thói quen mỗi ngày một chén yến của Càn Long còn được duy trì cả trong những chuyến tuần du phương nam. Theo tài liệu ghi chép được lưu lại, trong suốt quãng thời gian tại vị, Càn Long đã thực hiện tổng cộng 6 chuyến tuần du đến phía nam sông Dương Tử, mỗi chuyến kéo dài khoảng 3 tháng và hầu như sáng nào ông cũng dùng một bát tổ yến chưng đường phèn khi bụng đói, liên tục không hề đứt quãng.
Theo ghi chép trong quyển "Ghi chép ẩm thực của Càn Long trong 30 năm tuần du Giang Nam" cho thấy trong số tổng cộng 219 món ăn được ghi chép lại có đến 93 món với thành phần là tổ yến. Như thế có thể thấy, hầu như ngày nào Càn Long cũng ăn tổ yến.
Tổ yến trong những bữa ăn của Càn Long chủ yếu sẽ được kết hợp với các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, thịt viên, thịt nai,….có lúc sẽ kết hợp với hạt sen, dưa chua, thân rễ của một số loại thực vật ăn được hay đậu phụ. Cách chế biến cũng bao gồm nhiều phương thức khác nhau từ trộn, xào, chần cho đến hầm, om, ninh, hấp và nấu súp... Một số món tiêu biểu như tổ yến hầm gà ngũ vị, tổ yến trộn vịt nướng, tổ yến xào thập cẩm, vịt tiềm tổ yến…
Có thể nói, Càn Long là một người rất thích tổ yến. Và theo một số chuyên gia, chính việc ăn tổ yến đều đặn đã giúp cho vị hoàng đế này có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật và trường thọ. Y học hiện đại cũng đã chứng minh tổ yến có tác dụng làm trắng da, mờ nếp nhăn, chống lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch, đây đều là những công dụng dưỡng sinh.
Vua Càn Long nổi tiếng là một ông vua đa tình, sở hữu rất nhiều phi tần trong hoàng cung. Tuy nhiên, có một phi tần được ở lâu nhất trong hậu cung và chỉ được ông thị tẩm đúng một lần.
Vua Càn Long nổi tiếng là một ông vua đa tình, sở hữu rất nhiều phi tần trong hoàng cung. Tuy nhiên, có một phi tần được ở lâu nhất trong hậu cung và chỉ được ông thị tẩm đúng một lần.
Hàm Hương được biết đến là nàng công chúa xinh đẹp, người luôn tỏa hương thơm như hoa, đi đến đâu là có bướm bay theo đến đó. Tuy nhiên, nguyên mẫu đời thực của nàng không phải ai cũng biết.
Cánh cổng bị niêm phong nằm trong khuôn viên di tích Thiên Đàn (đàn tế trời) phía Nam Tử Cấm Thành. Chỉ duy nhất Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh từng bước qua cánh cổng này.