Dòng sự kiện
      +Aa-
      Zalo

      "Thuốc bổ phổi tự nhiên" có mặt khắp vùng quê, hỗ trợ giảm cân hiệu quả

      (ĐS&PL) - Khoai tây không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý.

      Duy trì năng lượng ổn định

      Tiến sĩ Patricia Varacallo, một chuyên gia về y học gia đình và lối sống, đã chia sẻ trên tờ The Healthy rằng, khoai tây có khả năng duy trì mức năng lượng ổn định trong ngày. Điều này đến từ nguồn carbohydrate phức hợp có trong khoai tây, giúp giải phóng năng lượng một cách từ từ thay vì gây ra những đỉnh điểm năng lượng ngắn hạn như các loại đường đơn từ thực phẩm chế biến sẵn.

      Khoai tây có khả năng duy trì mức năng lượng ổn định trong ngày. Ảnh minh họa.

       Khoai tây có khả năng duy trì mức năng lượng ổn định trong ngày. Ảnh minh họa.

      Nhờ đó, bạn có thể giảm sự phụ thuộc vào các bữa ăn nhẹ hoặc caffeine vào buổi chiều mà vẫn giữ được sự tỉnh táo và năng lượng suốt cả ngày.

      Bảo vệ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ ung thư phổi

      Các loại khoai tây có thịt màu đỏ hoặc tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như carotenoid. Theo Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ (USDA), carotenoid không chỉ giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh thoái hóa mà còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi ở những nhóm người có nguy cơ cao.

      Cảm giác no lâu hơn

      Khoai tây chứa một lượng chất xơ đáng kể, đặc biệt nếu ăn cả vỏ (đã được làm sạch kỹ). Chất xơ trong khoai tây giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn và kéo dài cảm giác no.

      Việc ăn khoai tây không chỉ giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn duy trì năng lượng bền vững mà không phải ăn vặt nhiều lần trong ngày.

      Hỗ trợ thư giãn cơ bắp

      Khoai tây là nguồn cung cấp kali dồi dào – một loại chất điện giải quan trọng cho sức khỏe cơ bắp. Ảnh minh họa.

      Khoai tây là nguồn cung cấp kali dồi dào – một loại chất điện giải quan trọng cho sức khỏe cơ bắp. Ảnh minh họa.

      Theo một nghiên cứu từ Đại học Harvard được đăng tải trên tờ Eat This, Not That!, khoai tây là nguồn cung cấp kali dồi dào – một loại chất điện giải quan trọng cho sức khỏe cơ bắp. Kali giúp giữ ẩm và thư giãn các sợi cơ, hỗ trợ quá trình co giãn một cách hiệu quả.

      Chỉ một củ khoai tây đã có thể cung cấp đến 20% lượng kali cần thiết mỗi ngày, khiến loại củ này trở thành một trong những thực phẩm hàng đầu theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

      Khoai tây có dấu hiệu nào không nên ăn

      Khoai tây bị héo

      Nhiều người có thói quen tích trữ khoai tây trong thời gian dài. Tuy nhiên, khoai tây khi bị héo chứa lượng lớn chất độc solanine - một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và có thể trở nên độc hại cho cơ thể.

      Ngoài ra, khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine và xuất hiện ở nhiều bộ phận của cây khoai tây, bao gồm lá, củ, mầm.

       Khoai tây mọc mầm

      Khoai tây vốn chứa hàm lượng solanine nhất định nhưng không gây hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng độc tố sẽ tăng lên đáng kể, khi đó có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, nghiêm trọng còn dẫn đến tê liệt hô hấp, thậm chí là tan huyết.

      Nhiều người có thói quen tiết kiệm thường chỉ cắt bỏ phần mọc mầm và ăn nhưng chúng ta không thể biết vào thời điểm ấy, solanine đã lan đến vị trí nào của khoai tây. Chính vì vậy, không nên ăn khoai tây mọc mầm.

      Những thực phẩm không nên ăn cùng khoai tây

      Quả hồng giòn

      Bản thân quả hồng giòn chứa nhiều axit tannic, khi ăn cùng khoai tây - một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, kích thích tiết axit trong dạ dày sẽ tạo ra chất kết tủa, khó bài tiết. Ảnh minh họa.

      Bản thân quả hồng giòn chứa nhiều axit tannic, khi ăn cùng khoai tây - một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, kích thích tiết axit trong dạ dày sẽ tạo ra chất kết tủa, khó bài tiết. Ảnh minh họa.

      Bản thân quả hồng giòn chứa nhiều axit tannic, khi ăn cùng khoai tây - một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, kích thích tiết axit trong dạ dày sẽ tạo ra chất kết tủa, khó bài tiết. Đồng thời, axit tatin trong hồng cũng dễ tương tác với protein dưới tác dụng của axit dạ dày, gây ra bệnh dạ dày.

      Chính bởi vậy, nên tránh ăn khoai tây cùng hồng giòn, đặc biệt là vào thời điểm đói bụng.

       Lựu

      Lựu rất giàu chất dinh dưỡng và là loại trái cây phù hợp cho nhiều người ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, lựu cũng có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, khi cùng sử dụng dễ dẫn đến chứng ợ nóng, làm giảm giá trị dinh dưỡng, khó tiêu.

      Chính vì vậy, cần tránh ăn quá nhiều lựu và khoai tây cùng một lúc. Khi đã ăn nhiều lựu thì không nên ăn khoai tây.

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thuoc-bo-phoi-tu-nhien-co-mat-khap-vung-que-ho-tro-giam-can-hieu-qua-a508179.html
      Sự kiện: Đời sống 24h
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Ăn khoai tây mọc mầm nguy hiểm cỡ nào?

      Ăn khoai tây mọc mầm nguy hiểm cỡ nào?

      Khoai tây để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến mọc mầm. Ăn phải khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc hoặc ngộ độc thực phẩm.