Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã bị cảnh báo vi phạm tới 6 lần. Thế nhưng, công ty này vẫn liên tục phớt lờ, “ngang nhiên” tái diễn vi phạm.
Thời gian qua, Tạp chí Đời sống & Pháp luật đã có phản ánh về các sai phạm trong việc quảng cáo “thổi phồng” công dụng đối với Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hà Trang chịu trách nhiệm khiến nhiều khách hàng bức xúc.
Theo đó, TPBVSK Hà Trang không chỉ bị quảng cáo “khuếch đại” công dụng hay sử dụng hình ảnh bác sĩ, đơn vị này còn lấy nhiều hình ảnh nhiều người nổi tiếng để thu hút người tiêu dùng trên nhiều trang mạng.
Đơn cử trong một video, họ nhận mình bị gout và đã khỏi sau một thời gian sử dụng. Không biết, gout của danh hài này đã khỏi hẳn chưa, nhưng những lời mời gọi, quảng cáo không khác "thần dược" như vậy đã khiến rất nhiều người tiêu dùng đã bị “đánh lừa” về công dụng sản phẩm.
Ảnh minh họa |
Trao đổi với PV, một số nhân vật cho biết: “Nội dung trong video là do bên họ cung cấp, anh cũng không bị gout và cũng chưa sử dụng sản phẩm” và từ chối nói về trách nhiệm của mình khi tham gia quảng cáo cho một sản phẩm có dấu hiệu lừa dối khách hàng.
Theo nhiều chuyên gia y tế, TPCN/TPBVSK chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hơn nữa, gout là bệnh mãn tính, chưa có thuốc nào loại trừ tận gốc căn bệnh này. TPBVSK có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng điều trị giống thuốc chữa bệnh với nhiều công dụng như trong các lời quảng cáo trên.
Liên hệ với cơ quan chức năng để làm rõ thông tin, PV nhận được câu trả lời: đã phát đi nhiều các cảnh báo mới, “điểm mặt” nhiều website khác vi phạm vẫn ở mức độ “nhắc nhở”.
Luật sư Tào Văn Đức, công ty Luật Tín Phát & Cộng Sự, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định: “Qua các hình ảnh và thông tin đang được quảng cáo tại website với TPBVSK Hà Trang cho thấy hoạt động quảng cáo này đã vi phạm rất nhiều các quy định cấm của pháp luật như: Hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chất lượng, công dụng sản phẩm. Đơn vị quảng cáo này còn có hành vi lợi dụng hình ảnh, lời nói của bác sỹ, nghệ sĩ, bệnh nhân... để quảng cáo “thổi phồng” công dụng sản phẩm.
Đối với thông tin những người nổi tiếng "cũng chưa từng sử dụng sản phẩm " như trong nội dung quảng cáo thì cần phải thấy rằng đây rõ ràng là hành vi "lừa dối người tiêu dùng". Trong đó, ngoài việc cố tình quảng cáo không đúng sự thật của nhà sản xuất thì còn có một phần lỗi không nhỏ thuộc về phía của người tham gia quảng cáo đó”.
“Căn cứ theo khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 thì các hành vi bị cấm bao gồm: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố", Luật sư Đức cho biết.
Tìm hiểu của PV, ngày 11/6/2020, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 3220/BYT-ATTP gửi Bộ TT&TT, Bộ VHTT&DL, Bộ Công An, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và đề nghị sự phối hợp của các cơ quan này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực quản lý của từng cơ quan, thực hiện việc ngăn chặn, xử lý các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, đối với các hành vi quảng cáo sai sự thật lừa dối người tiêu dùng, Bộ Y tế còn đề nghị Bộ Công An tiến hành điều tra và khởi tố người vi phạm theo quy định tại Điều 197 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về "Tội quảng cáo gian dối".
Đời sống & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc…
Tào Đạt