+Aa-
    Zalo

    Thực hư chuyện đậu nành gây yếu sinh lý?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc đậu nành gây yếu sinh lý ở nam giới. Ngược lại nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn.

    (ĐSPL)  - Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc đậu nành có thể gây yếu sinh lý ở nam giới. Ngược lại nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh ở các cặp vợ chồng hiếm muộn.

    Hầu hết nam giới đều cho rằng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành sẽ làm giảm lượng tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản.

    Chia sẻ về lý do cánh mày râu luôn tin rằng, đậu nành có thể làm yếu tinh trùng, bác sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe giới tính Trương Gia Bảo - tổng đài Sức khỏe Việt cho biết trong thành phần đậu nành có chất isoflavon làm các quý ông lo ngại vì chất này có cấu trúc hóa học gần giống với estrogen. Estrogen là hormone giới tính quyết đinh sự mềm mại của làn da, dáng vóc… mang đặc trưng của nữ giới. Hormone này cả nam và nữ đều có nhưng với tỷ lệ khác nhau tạo nên đặc trưng giới tính khác nhau (ở nam là 20\%, nữ là 80\%).

    "Cánh mày râu cho rằng, khi ăn đậu nành, hàm lượng isoflavon trong đó sẽ kết hợp với 20\% estrogen trong cơ thể họ làm mất đi chất nam tính, gây nữ hóa và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản nam giới", bác sĩ Bảo lý giải trên báo Tri thức trực tuyến.

    Tuy nhiên, bác sĩ Bảo cũng cho biết, cho tới nay, Bộ Y tế vẫn chưa có một văn bản nào công bố chính thức về vấn đề này. Và cũng chưa có một bằng chứng khoa học nào trên thế giới cho thấy các sản phẩm từ đậu nành ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nam giới như đồn đại của nhiều người.  Trong khi đó, chỉ có các nghiên cứu chứng minh rằng, isoflavon trong đậu nành là một loại estrogen thực vật nên tác dụng của nó trên giới tính thấp hơn estrogen động vật khoảng 500-1000 lần.

    Isoflavones có trong đậu nành không thể gây yếu sinh lý ở nam giới. Ảnh minh họa.

    Theo thông tin trên báo VnExpress, tại hội thảo quốc tế "Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới" vừa được tổ chức tại TP HCM, Tiến sĩ Mark Messina đến từ Đại học Loma Linda (California, Mỹ) đồng thời là Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ đã công bố một số kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu khẳng định đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ Testosterone khả dụng ở nam giới, từ đó không khiến nam giới bị nữ tính hóa, đậu nành là thực phẩm tốt cho cả nam lẫn nữ.

    "Điều này này có nghĩa dùng Isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ Isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới. Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở cả 5 khía cạnh gồm lượng xuất tinh, mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng, tinh trùng di động và hình thái tinh trùng", ông Mark Messina nhấn mạnh.

    Ông Mark Messina cũng cho rằng thực phẩm từ đậu nành sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ phát triển 4 trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam là ung thư, đột quỵ, tim mạch và tiểu đường.

    Ngoài ra, một phân tích các nghiên cứu dịch tễ học châu Á phát hiện mức tiêu thụ đậu nành cao giúp giảm đến 48\% nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến. Mặt khác, hàm lượng tinh bột thấp trong đậu nành phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường đang cần hạn chế hấp thu tinh bột. Đạm đậu nành giúp giảm trực tiếp nồng độ cholesterol máu và giảm huyết áp. Chất béo trong đậu nành rất có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất béo không bão hòa đa vốn giúp giảm nồng độ cholesterol máu. 

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm Video: Tranh cãi về dự án ghép đầu người đầu tiên thế giới

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-hu-chuyen-dau-nanh-gay-yeu-sinh-ly-a95478.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.