Cả 6 nhà máy trong danh mục được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều là các nhà máy thuỷ điện, trong đó, 3 nhà máy lớn nhất đều nằm trên các bậc thang của sông Đà.
Cụ thể, Thủ tướng phê duyệt danh mục 6 nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh là : Thủy điện Sơn La (công suất lắp đặt 2.400 MW); Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW); Thủy điện Lai Châu (1.200 MW); Thủy điện Yali (720 MW); Thủy điện Trị An (400 MW); Thủy điện Tuyên Quang (342 MW).
Thuỷ điện Sơn La có công suất phát điện lớn nhất cả nước cũng là nhà máy lớn nhất trên sông Đà. |
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế giá điện, cơ chế đặc thù trong vận hành và tham gia thị trường điện của các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức và quản lý sản xuất - kinh doanh đối với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng được giao xem xét, quyết định danh mục các nhà máy điện phối hợp vận hành với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu chủ đầu tư hoặc Đơn vị quản lý vận hành nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh có trách nhiệm tổ chức xây dựng các phương án bảo vệ an toàn công trình trong quá trình vận hành theo quy định hiện hành để đảm bảo an ninh, an toàn nhà máy điện, phòng tránh và ứng phó kịp thời đối với các sự cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Bộ Công Thương có trách nhiệm rà soát, đánh giá các nhà máy điện được đưa vào vận hành để đề xuất Thủ tướng phủ xem xét phê duyệt bổ sung vào Danh mục các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
[mecloud]xVf65J4wVh[/mecloud]