+Aa-
    Zalo

    Thu thập ADN để làm Căn cước từ 1/7 như thế nào?

    (ĐS&PL) - Khi Luật Căn cước có hiệu lực, sẽ có một số thay đổi lớn trong quá trình cấp thẻ căn cước. Theo đó, một số nội dung ghi trên thẻ sẽ được lược bỏ, thay vào đó, trong một số trường hợp sẽ phải cung cấp thông tin sinh trắc trong quá trình cấp thẻ căn cước.

    Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập ADN, giọng nói như sau:

    - Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:

    • Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

    • Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh.

    Như vậy, người dân không bắt buộc phải cung cấp ADN, giọng nói khi đi làm thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024. Chỉ khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà cần có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành thu thập và chuyển cho cơ quan quản lý Căn cước cập nhật.

    thu nhap adn de lam can cuoc tu 1 7 nhu the nao
    Từ 1/7, khi làm thẻ căn cước người dân có thể phải thu thập ADN. Ảnh minh họa.

    Đối với thông tin về mống mắt, người dân sẽ được thu thập ngay khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước tại cơ quan Công an, bên cạnh việc chụp ảnh chân dung, lấy dấu vân tay.

    Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định về trình tự cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên như sau:

    - Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước.

    Trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    - Bước 2: thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước.

    - Bước 3: Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước.

    - Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước.

    - Bước 5: Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn.

    Trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

    Ưu, nhược điểm khi thu thập ADN, giọng nói, mống mắt vào thẻ Căn cước

    Trước đó, cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề đánh giá các giải pháp khoa học, công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt phục vụ triển khai Luật Căn cước.

    Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận, đánh giá sâu về các giải pháp khoa học công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt.

    Giáo sư Hồ Tú Bảo (Viện Nghiên cứu cao cấp về toán) cho biết, ADN được thu thập bằng cách trích xuất ADN từ mẫu sinh học, giọng nói thu thập bằng ghi âm giọng nói cá nhân, còn mống mắt được thu thập bằng chụp ảnh mống mắt phân giải cao.

    Thông tin ADN có ưu điểm là độ chính xác cao, không thể giả mạo, lưu trữ lâu dài, tuy nhiên cũng có nhược điểm là chi phí cao, yêu cầu thiết bị phức tạp, gây xâm lấn.

    Đối với thông tin mống mắt, ưu điểm cũng là độ chính xác cao, không thể giả mạo, dễ dàng sử dụng, nhược điểm là yêu cầu thiết bị tương đối phức tạp, gây xâm lấn, chi phí ở mức trung bình.

    Đối với giọng nói, chi phí thấp hơn, dễ dàng sử dụng, thiết bị đơn giản, tuy nhiên môi trường và ngôn ngữ có thể ảnh hưởng độ chính xác, có thể bị giả mạo.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-thap-adn-de-lam-can-cuoc-tu-17-nhu-the-nao-a615261.html
    Từ 1/7, căn cước điện tử có thể thay thế giấy phép lái xe?

    Từ 1/7, căn cước điện tử có thể thay thế giấy phép lái xe?

    Khi Luật Căn cước có hiệu lực, từ 1/7/2024, mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Nhiều người thắc mắc việc sử dụng căn cước điện tử có thể thay thế các loại giấy tờ cá nhân truyền thống như giấy phép lái xe, BHXH... hay không?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Từ 1/7, căn cước điện tử có thể thay thế giấy phép lái xe?

    Từ 1/7, căn cước điện tử có thể thay thế giấy phép lái xe?

    Khi Luật Căn cước có hiệu lực, từ 1/7/2024, mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Nhiều người thắc mắc việc sử dụng căn cước điện tử có thể thay thế các loại giấy tờ cá nhân truyền thống như giấy phép lái xe, BHXH... hay không?