+Aa-
    Zalo

    “Thiên tài điên” nào tử vong tại chỗ sau khi nhảy từ tháp Eiffel?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Thiên tài điên” Franz Reichelt là người tiên phong trong việc phát minh áo dù cho phi công lái máy bay.

    “Thiên tài điên” Franz Reichelt là người tiên phong trong việc phát minh áo dù cho phi công lái máy bay.

    Ông Franz Reichelt không may qua đời sau khi nhảy thử nghiệm từ tháp Eiffel.

    Thân thế của ông Franz Reichelt có nhiều điều không rõ ràng. Theo một số tài liệu, ông sinh năm 1878 tại Wegstadtl, Áo (nay là Công hòa Czech). Năm 1900 ông tới Paris mở tiệm may âu phục nữ. Một năm sau ông nhập quốc tịch Pháp, đổi tên là François cho giống người Pháp.

    Tuy nhiên, cũng có tài liệu nói ông Franz Reichelt sinh ra tại, Vienna, thủ đô nước áo. Ông đến Paris năm 1898 và mãi đến năm 1909 mới có quốc tịch Pháp. Tài liệu này còn cho biết ông đến Paris cùng em gái. Cô này sau đó lấy chồng là thợ kim hoàn người Pháp. Riêng ông vẫn độc thân đến ngày lìa trần. Ông thuê một căn hộ ở tầng ba nhà số 8, đường Gaillon với giá 1.500 quan/năm. Nhà may của ông khá đắt khách, chủ yếu là du khách người Áo.

    Dù không phải là kỹ sư hay nhà phát minh chuyên nghiệp nhưng ông Franz Reichelt lại có ý tưởng thiết kế một chiếc áo dù cho phi công lái máy bay.

    Khi mặc bình thường, nó chỉ to và nặng hơn áo phi công một chút, nhưng khi gặp chuyện, nó xòe ra như cánh dơi giúp phi công nhảy xuống an toàn. Ông bắt đầu công việc này từ tháng 7/1910, may một cái áo dù bằng vải phủ nhựa cao su. Ban đầu thiết kế áo dù được thủ nghiệm trên người nộm và có vẻ khá thành công. Chiếc áo dù đầu tiên nặng tới 70kg và dùng 6m2 vải.

    Đến năm 1991, Franz Reichelt quyết định cải tiến chiếc áo dù xuống 10kg đồng thời mở rộng diện tích tán dù lên 12m2. Dù vậy, khi đem đi bay thử thì liên tiếp gặp thất bại.

    Ở cuộc thử nghiệm đầu tiên bằng người thật, chính ông Franz Reichelt mặc áo dù tự chế nhảy từ độ cao 10m. Tuy nhiên áo dù không hoạt động, ông thoát chết nhờ bãi đáp là một đống rơm dày cộm.

    Cuộc thử nghiệm kế tiếp ở độ cao 8m cũng thất bại và ông Franz Reichelt bị gãy chân. Tuy nhiên ông vẫn say sưa với thiết kế của mình. Ông Franz Reichelt cho rằng thất bại là do thiếu độ cao cần thiết.

    Đến ngày 4/2/1912, ông Franz Reichelt đã quyết định thực hiện của thử nghiệm từ tháp Eiffel.

    Với chiếc áo choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay, ông Franz Reichelt tự tin tuyên bố, khi mặc nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay liệng trên không trung.

    Để chứng minh tác dụng thần kỳ của phát minh này, Reichelt làm một thí nghiệm khá dại dột. Ông khoác lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Lúc bấy giờ, rất đông người dân và phóng viên ảnh tụ tập tại đây để chứng kiến sự việc. Nhưng thật bất hạnh, tác phẩm của Reichelt không hề phát huy tác dụng kỳ diệu như ông mong mỏi. Thử nghiệm hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ trên cao xuống.

    Thanh Tùng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thien-tai-dien-nao-tu-vong-tai-cho-sau-khi-nhay-tu-thap-eiffel-a299209.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan