+Aa-
    Zalo

    Thị trường Tết 2015: Mẹo tránh mua phải thịt bẩn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vào giáp tết, thịt bẩn thịt bơm nước xuất hiện trên thị trường càng nhiều. Sau đây là những "bí kíp" giúp bạn né tránh những thực phẩm trên.

    (ĐSPL) - Vào giáp tết, thịt bẩn thịt bơm nước xuất hiện trên thị trường càng nhiều. Sau đây là những "bí kíp" giúp bạn né tránh những thực phẩm trên.

    Khó để phân biệt

    Theo tin tức trên Khám Phá, về nguyên tắc, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNTN cho rằng, rất khó để phân biệt thịt lợn, trâu, bò bị bơm nước bằng mắt thường.

    Hai xe ô tô chứa 94 con heo chưa bơm nước vừa bị cơ quan chức năng bắt giữ.

    Lý do bởi bản thân trong thịt cũng chứa một tỷ lệ nước nhất định, việc bơm nước vào chỉ làm gia tăng lượng nước. Do vậy, bằng mắt thường, chị em khó có thể nhận thấy rõ sự biến chuyển trong miếng thịt.

    Do vậy, nếu không bắt quả tang thì chỉ còn cách mang miếng thịt đi xét nghiệm mới kết luận được là có bị bơm nước hay không.

    Tuy nhiên, các chuyên gia thực phẩm và nhiều chị em nội trợ có kinh nghiệm vẫn truyền tai nhau một số “bí kíp”.

    Chọn theo nguồn gốc

    Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai chia sẻ trên Người Lao Động, ngoài nguy cơ mất an toàn thực phẩm thì nên nhìn nhận vấn đề heo, bò bị bơm nước dưới góc độ kinh tế là một hình thức gian lận thương mại.

    Ông Công cho rằng người tiêu dùng nên chọn thịt ở những nơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, không nên tiện đâu mua đấy. Về lâu dài, để kiểm soát được chất lượng thịt, phải hình thành chuỗi liên kết khép kín (từ thức ăn, con giống đến chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh), sản phẩm đầu ra có thương hiệu, có dấu hiệu nhận biết thì mới bảo đảm được lợi ích cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.

    Với kinh nghiệm đi chợ mấy mươi năm của mình, chị Mai Ngọc (ngụ quận 7, TP HCM) chia sẻ trên Người Lao Động cho rằng để nhận biết thịt heo bị bơm nước không khó.

    “Thịt bơm nước không còn hồng, khi ấn tay vào thì nước rỉ ra và lạnh trong khi thịt heo thường ấn vào sẽ thấy ấm, không rỉ nước. Heo bơm nước thớ thịt giãn ra nên to hơn so với bình thường. Nếu lỡ mua phải miếng thịt bị bơm nước về tẩm ướp gia vị, thịt không khô ráo mà đổ nước. Đến khi kho thì nước đầy nồi, phải đun rất lâu thịt mới keo và miếng thịt thì quắt lại, ăn không còn ngon và rất mau bị ôi thiu”, chị Ngọc chia sẻ kinh nghiệm.

    Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng VI, trước tình trạng heo, bò bị bơm nước trước khi bán cho người tiêu dùng, đơn vị đã phối hợp với các địa phương - đặc biệt là Đồng Nai, Long An (nguồn cung lớn thịt heo vào TP HCM) - tăng cường kiểm tra, giám sát.

    “Nhờ kiểm tra liên tục nên tình trạng trên đã giảm bớt, giúp bảo đảm an toàn thực phẩm cho thịt heo xuất ra thị trường. Công tác này sẽ được tiếp tục từ nay cho tới Tết”, ông Bình khẳng định.

    Thịt gà: Xem đùi và lườn

    Chị Hạnh, (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cho hay chia sẻ trên Khám Phá, với thịt gà, để tránh mua phải gà, vịt bị bơm nước, khi mua, chị em nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà, vịt. Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, chị em cầm dốc ngược con gà, vịt lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.

    “Theo một số người hay buôn bán gà vịt thì nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm. Ngoài cách dốc ngược, chị em cũng có thể dùng tay ấn vào đùi, lườn gà, vịt. Thịt bị bơm nước thường bập bùng và nhão”, chị Hạnh nói.

    Cũng chia sẻ kinh nghiệm, PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt, gà quá béo, chị em chỉ cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.

    “Nếu người bán bơm ít nước thì mình có thể nhận bằng cách quan sát, con vật có thể mỡ màng, béo hơn”, PGS TS Thịnh nói.

    Liên tục phát hiện nhiều lô thịt bơm nước

    Mới đây, Chi cục Thú y TP HCM đã tạm giữ 2 lô thịt bò có dấu hiệu bơm nước (rỉ dịch, trọng lượng hao hụt nhanh sau một thời gian) từ tỉnh đưa về chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) tiêu thụ. Kết quả xét nghiệm cho thấy lô thịt bò đã nhiễm khuẩn (E.coli và Salmonella) nên bị tiêu hủy theo quy định, số lượng lô hàng này lên đến trên 2 tấn.

    Trước đó, chiều ngày 21/1, công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã lập biên bản tạm giữ 2 xe tải và chuyển 109 con heo cho lực lượng thú y vì trước đó phát hiện số heo này đang bị bơm nước.

    Ngày 19/1, lực lượng chức năng sau khi theo dõi đã tiếp cận địa điểm nơi có hai chiếc xe tảu biển số 60C – 01607 và 60M – 5140 chở theo 109 con heo đang đậu ở khu đất trống thuộc KP3, P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai để tiến hành bơm nước vào heo.

    Tại hiện trường có chủ số heo trên là Phạm Đức Duy ngụ P.Tân Biên, TP.Biên Hòa cùng hai người khác đang thực hiện bơm nước vào heo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-truong-tet-2015-meo-tranh-mua-phai-thit-ban-a82969.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan